Điều kiện để trở thành Người đại diện phần vốn điều lệ của Tổng công ty Lương thực miền Nam tại doanh nghiệp khác là gì?
- Điều kiện để trở thành Người đại diện phần vốn điều lệ của Tổng công ty Lương thực miền Nam tại doanh nghiệp khác là gì?
- Ai có quyền bổ nhiệm Người đại diện phần vốn điều lệ của Tổng công ty Lương thực miền Nam tại doanh nghiệp khác?
- Người đại diện phần vốn điều lệ của Tổng công ty Lương thực miền Nam tại doanh nghiệp khác được thôi làm đại diện trong trường hợp nào?
Điều kiện để trở thành Người đại diện phần vốn điều lệ của Tổng công ty Lương thực miền Nam tại doanh nghiệp khác là gì?
Người đại diện phần vốn điều lệ của Tổng công ty Lương thực miền Nam tại doanh nghiệp khác (Hình từ Internet)
Theo Điều 61 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam ban hành kèm theo Nghị định 10/2014/NĐ-CP quy định để trở thành Người đại diện phần vốn điều lệ của Tổng công ty Lương thực miền Nam tại doanh nghiệp khác phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí chức danh được cử làm đại diện.
- Đủ năng lực hành vi dân sự; đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật.
- Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đang trong thời gian bị cấm đảm nhiệm chức vụ, chức danh;
+ Đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử;
+ Đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật từ khiển trách trở lên.
- Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.
- Không là bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ hoặc chồng, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của những người trong Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty.
- Không có quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp, cho vay vốn, ký kết hợp đồng mua bán với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty, trừ trường hợp có cổ phần ở công ty được cổ phần hóa.
Ai có quyền bổ nhiệm Người đại diện phần vốn điều lệ của Tổng công ty Lương thực miền Nam tại doanh nghiệp khác?
Theo khoản 1 Điều 59 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam ban hành kèm theo Nghị định 10/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Người đại diện
1. Người đại diện do Hội đồng thành viên Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm thay thế hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng. Nhiệm kỳ của người đại diện không quá 05 (năm) năm và phù hợp với nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, hoặc Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên hoặc Ban kiểm soát của doanh nghiệp khác. Người đại diện có thể bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng lại.
2. Trường hợp Tổng công ty đồng thời cử nhiều đại diện tại một doanh nghiệp thì phải quy định cụ thể tỷ lệ vốn góp cho người nắm giữ và phân công người phụ trách chung.
3. Người đại diện được tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc của các doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty mà người đó được giao trực tiếp quản lý phần vốn góp phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ của công ty đó.
Căn cứ trên quy định Hội đồng thành viên Tổng công ty có quyền bổ nhiệm Người đại diện phần vốn điều lệ của Tổng công ty Lương thực miền Nam tại doanh nghiệp khác.
Nhiệm kỳ của người đại diện không quá 05 (năm) năm và phù hợp với nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, hoặc Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên hoặc Ban kiểm soát của doanh nghiệp khác. Người đại diện có thể bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng lại.
Người đại diện phần vốn điều lệ của Tổng công ty Lương thực miền Nam tại doanh nghiệp khác được thôi làm đại diện trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 62 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam ban hành kèm theo Nghị định 10/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Thôi làm người đại diện
1. Người đại diện được thôi làm đại diện trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
c) Vì lý do khác theo quy định của pháp luật.
2. Người đại diện sau khi thôi làm đại diện thì được Tổng công ty bố trí công việc mới hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
3. Người đại diện đề nghị được thôi làm đại diện nhưng chưa được Tổng công ty đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Căn cứ quy định trên thì người đại diện phần vốn điều lệ của Tổng công ty Lương thực miền Nam tại doanh nghiệp khác được thôi làm đại diện trong trường hợp sau đây:
- Không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Theo yêu cầu nhiệm vụ;
- Vì lý do khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
- Người đại diện sau khi thôi làm đại diện thì được Tổng công ty bố trí công việc mới hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Người đại diện đề nghị được thôi làm đại diện nhưng chưa được Tổng công ty đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?