Điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là gì? Đơn đề nghị giám đốc thẩm phải bao gồm những nội dung gì?
Giám đốc thẩm là gì?
Căn cứ theo Điều 325 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quy định về tính chất của giám đốc thẩm như sau:
“Điều 325. Tính chất của giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.”
Như vậy, giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Khác với phúc thẩm là việc xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là gì?
Điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau:
“1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.”
Theo quy định nêu trên, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là:
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Như vậy, khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đáp ứng một trong những căn cứ nêu trên thì có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Đơn đề nghị giám đốc thẩm phải bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quy định về đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, theo đó:
Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
- Tên, địa chỉ của người đề nghị;
- Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;
- Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;
- Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Như vậy, đơn đề nghị giám đốc thẩm phải bao gồm những nội dung quy định trên đây.
Tải về mẫu đơn đề nghị giám đốc thẩm mới nhất 2023: Tại Đây
Ai là người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
Theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, nội dung đơn đề nghị giám đốc thẩm, người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?