Điều kiện để được thực hiện hợp nhất tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quy định như thế nào?
Hợp nhất tổ chức khoa học và công nghệ công lập là hoạt động gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BKHCN thì hợp nhất tổ chức khoa học và công nghệ công lập là việc một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập hợp nhất với nhau (viết tắt là tổ chức được hợp nhất) để hình thành một tổ chức khoa học và công nghệ công lập mới (viết tắt là tổ chức hình thành sau hợp nhất) bằng cách:
- Chuyển giao toàn bộ nhân lực, tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp được hợp nhất sang tổ chức hình thành sau hợp nhất;
- Đồng thời chấm dứt sự tồn tại tư cách pháp nhân và xóa tên trong sổ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ đối với các tổ chức được hợp nhất.
Điều kiện để được thực hiện hợp nhất các tổ chức khoa học và công nghệ công lập như thế nào?
Điều kiện để được thực hiện hợp nhất các tổ chức khoa học và công nghệ công lập (Hình từ Internet)
Tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BKHCN quy định về điều kiện sắp xếp, kiện toàn các tổ chức khoa học và công nghệ công lập dưới hình thức hợp nhất như sau:
* Tổ chức được hợp nhất
Các tổ chức khoa học và công nghệ công lập được xem xét hợp nhất khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Không đáp ứng được một trong các điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2021/TT-BKHCN.
- Có chức năng, nhiệm vụ tương đồng hoặc trùng lặp, chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức khác.
- Có mức độ tự chủ gần tương đồng.
Không hợp nhất các tổ chức có mức độ tự chủ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BKHCN với các tổ chức có mức độ tự chủ quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BKHCN.
* Tổ chức hình thành sau quá trình hợp nhất
- Có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm duy trì chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức được hợp nhất.
- Đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2021/TT-BKHCN.
* Mức độ tự chủ của tổ chức hình thành sau quá trình hợp nhất
- Hợp nhất các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BKHCN:
Tổ chức hình thành sau quá trình hợp nhất phải bảo đảm mức độ tự chủ về tài chính không thấp hơn mức độ tự chủ về tài chính cao nhất của các tổ chức được hợp nhất tại thời điểm bắt đầu tiến hành hoạt động hợp nhất.
- Hợp nhất các tổ chức khoa học và công nghệ công lập có mức độ tự chủ thuộc quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BKHCN:
Mức độ tự chủ về tài chính của tổ chức hình thành sau quá trình hợp nhất thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Việc hợp nhất các tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải đáp ứng nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BKHCN quy định như sau:
Nguyên tắc chung thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các tổ chức khoa học và công nghệ công lập
1. Thực hiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ công lập bảo đảm đúng quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ và các quy định pháp luật liên quan.
2. Kết quả hoạt động sáp nhập, hợp nhất, giải thể phải bảo đảm cho tổ chức hoạt động được tinh gọn, hiệu quả, đồng thời duy trì chức năng, nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu.
3. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập hình thành sau khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất phải có một phần hoặc toàn bộ chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chủ quản.
4. Việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ công lập ở nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ; Nghị định số 08/2014/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư này, đồng thời bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, việc hợp nhất các tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:
- Thực hiện hợp nhất tổ chức khoa học và công nghệ công lập bảo đảm đúng quy định tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP; Nghị định 08/2014/NĐ-CP.
- Kết quả hoạt động hợp nhất phải bảo đảm cho tổ chức hoạt động được tinh gọn, hiệu quả, đồng thời duy trì chức năng, nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu.
- Tổ chức khoa học và công nghệ công lập hình thành sau khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức dưới hình thức hợp nhất phải có một phần hoặc toàn bộ chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chủ quản.
- Việc hợp nhất tổ chức khoa học và công nghệ công lập ở nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP; Nghị định 08/2014/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BKHCN;
Đồng thời bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?