Người che giấu tội phạm là gì theo Bộ luật Hình sự? Người che giấu tội phạm về ma túy có chịu trách nhiệm hình sự không?
- Người che giấu tội phạm là gì theo Bộ luật Hình sự? Người che giấu tội phạm về ma túy có chịu trách nhiệm hình sự không?
- Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người che giấu tội phạm về ma túy tại Bộ luật Hình sự thế nào?
- Mục đích của hình phạt tại Bộ luật Hình sự được hiểu như thế nào?
Người che giấu tội phạm là gì theo Bộ luật Hình sự? Người che giấu tội phạm về ma túy có chịu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Theo đó, người che giấu tội phạm tại Bộ luật Hình sự được hiểu là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định.
Tuy nhiên, nếu người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự 2015 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, viện dẫn đến Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội che giấu tội phạm như sau:
Tội che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;
b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;
c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;
d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;
đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;
e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;
g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;
h) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;
i) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;
k) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425.
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, người che giấu tội phạm về ma túy tại các điều, khoản dưới đây có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm, cụ thể:
- Điều 248 Bộ luật Hình sự 2015. Tội sản xuất trái phép chất ma túy
- Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
- Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
- Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015. Tội mua bán trái phép chất ma túy
- Điều 252 Bộ luật Hình sự 2015. Tội chiếm đoạt chất ma túy
- Điều 253 Bộ luật Hình sự 2015. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
- Khoản 2 Điều 254 Bộ luật Hình sự 2015. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
Điều 256 Bộ luật Hình sự 2015. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
Điều 257 Bộ luật Hình sự 2015. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy
Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
Khoản 2 Điều 259 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 71 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần
Lưu ý: Nếu người phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Người che giấu tội phạm là gì theo Bộ luật Hình sự? Người che giấu tội phạm về ma túy có chịu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người che giấu tội phạm về ma túy tại Bộ luật Hình sự thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định như sau;
Theo đó, hiện nay tại Bộ luật Hình sự 2015 thì các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người che giấu tội phạm, trong đó:
(1) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
(2) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
(3) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
(4) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
(5) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
(6) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
(7) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
(8) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
(9) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
(10) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
(11) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
(12) Phạm tội do lạc hậu;
(13) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
(14) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
(15) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
(16) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
(17) Người phạm tội tự thú;
(18) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
(19) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
(20) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
(21) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
(22) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
Mục đích của hình phạt tại Bộ luật Hình sự được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 31 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Mục đích của hình phạt
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Như vậy, hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ tem kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước? Bộ tem đặc biệt kỷ niệm 50 Năm Giải Phóng Miền Nam?
- Lịch cấm đường 1 5 2025 và bản đồ cấm đường 1 5 kèm thông tin cấm đường ngày 1 5 Quảng Ninh? 1 5 có cấm đường không?
- Ngày 30 4 VTV1 và VTVgo kênh nào phát sóng trực tiếp Lễ kỷ niệm trước? Nhà đài nào chủ trì phát sóng?
- Xem lịch dự đoán kết quả ngày 30 4 tốt hay xấu? Giờ hoàng đạo ngày 30 4 2025? Ngày 30 tháng 4 năm 2025 tốt hay xấu?
- Lịch Truyền hình trực tiếp lễ diễu binh 30 4? Vị trí các màn hình LED và hướng đi của các khối diễu binh 30 4?