Điều kiện để doanh nghiệp được lập mã truy vết tài sản là gì? Có thể sử dụng mã truy vết tài sản cho các ứng dụng gì?
Điều kiện để doanh nghiệp được lập mã truy vết tài sản là gì? Có thể sử dụng mã truy vết tài sản cho các ứng dụng gì?
Căn cứ theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13274:2020 về Truy xuất nguồn gốc - Hướng dẫn định dạng các mã dùng cho truy vết, có nội dung như sau:
Yêu cầu chung
6.1.1 Mỗi công ty, tổ chức khi đã được cấp tiền tố mã doanh nghiệp có thể tự lập mã truy vết tài sản cho tài sản của mình.
6.1.2 Mã truy vết tài sản có thể được sử dụng để phân định bất kỳ một tài sản nào. Việc sử dụng mã truy vết tài sản có thể hoàn trả, tài sản cố định hay tài sản riêng là tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng.
6.1.3 Có thể sử dụng mã truy vết tài sản cho các ứng dụng đơn giản như tra cứu địa điểm và tình trạng sử dụng của một tài sản cố định đã biết (ví dụ như một máy tính cá nhân) hoặc cho các ứng dụng phức tạp như để ghi các đặc tính về tài sản có thể hoàn trả (ví dụ như thùng bia có thể dùng lại), việc vận chuyển, lịch sử vòng đời của nó và mọi dữ liệu liên quan cho mục đích thanh toán.
6.1.4 Không được dùng mã truy vết tài sản cho bất kỳ mục đích nào khác và phải giữ nguyên tính đơn nhất cho giai đoạn ghi lại vòng đời của tài sản liên quan.
6.1.5 Nếu mã truy vết tài sản được gán cho thương phẩm để cung cấp cho khách hàng thì phải đảm bảo không bao giờ dùng lại mã truy vết tài sản đó nữa.
Theo đó đối với doanh nghiệp khi đã được cấp tiền tố mã doanh nghiệp có thể tự lập mã truy vết tài sản cho tài sản của mình.
Có thể sử dụng mã truy vết tài sản cho các ứng dụng đơn giản như tra cứu địa điểm và tình trạng sử dụng của một tài sản cố định đã biết (ví dụ như một máy tính cá nhân) hoặc cho các ứng dụng phức tạp như để ghi các đặc tính về tài sản có thể hoàn trả (ví dụ như thùng bia có thể dùng lại), việc vận chuyển, lịch sử vòng đời của nó và mọi dữ liệu liên quan cho mục đích thanh toán.
Lưu ý: Không được dùng mã truy vết tài sản cho bất kỳ mục đích nào khác và phải giữ nguyên tính đơn nhất cho giai đoạn ghi lại vòng đời của tài sản liên quan.
Điều kiện để doanh nghiệp được lập mã truy vết tài sản là gì? (Hình từ Internet)
Mã truy vết tài sản có cấu trúc thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13274:2020 thì có 2 loại mã truy vết tài sản, và có cấu trúc tương ứng như sau:
(1) Cấu trúc mã truy vết tài sản có thể hoàn trả:
trong đó:
N thể hiện một con số
AI (8003) chỉ ra rằng trường dữ liệu chứa mã truy vết tài sản có thể hoàn trả
Số bù 0: được thêm vào vị trí ngoài cùng bên trái để tạo 14 chữ số.
X thể hiện các kí tự chữ, số và kí tự đặc biệt quy định trong Phụ lục B Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13274:2020.
Tiền tố mã doanh nghiệp: gồm từ bảy đến mười chữ số bắt đầu từ N1 do cơ quan quản lý nhà nước cấp cho công ty, tổ chức có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch, số 0 ở phía ngoài cùng bên trái được thêm vào để tạo ra mười bốn chữ số trong trường mã truy vết tài sản.
Số phân loại tài sản là số do người chủ tài sản cấp để định danh đơn nhất mỗi loại tài sản.
Số kiểm tra được tính theo thuật toán thống nhất như các bước nêu ở Phụ lục B Tiêu chuẩn này. Phần kiểm tra xác nhận của số kiểm tra phải được thực hiện trong phần mềm ứng dụng để đảm bảo rằng mã số tài sản được tạo lập một cách chính xác.
Mã số theo xê-ri được người chủ tài sản cấp tùy chọn và được dùng để phân biệt các tài sản riêng có cùng số phân loại loại tài sản. Trường dữ liệu này có thể gồm số và chữ và có thể chứa bất kỳ kí tự nào nêu trong Phụ lục B Tiêu chuẩn này.
(2) Cấu trúc mã truy vết tài sản riêng
trong đó:
N thể hiện một con số
AI (8004) chỉ ra rằng trường dữ liệu chứa mã truy vết tài sản riêng X thể hiện các kí tự chữ, số và kí tự đặc biệt quy định trong phụ lục B Tiêu chuẩn này.
Tiền tố mã doanh nghiệp: gồm từ bảy đến mười chữ số bắt đầu từ N1 đến Ni do cơ quan quản lý nhà nước cấp cho công ty, tổ chức có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch.
Số tham chiếu tài sản riêng là mã số hoặc mã số và chữ và có thể chứa bất kỳ kí tự nào nêu trong Phụ lục B Tiêu chuẩn này. Người chủ mã doanh nghiệp sẽ xác định kết cấu và việc đánh số (hoặc số và chữ) tham chiếu tài sản riêng.
Mã truy vết tài sản được cấp theo nguyên tắc gì?
Tại tiểu mục 6.2.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13274:2020 có nêu về nguyên tắc cấp mã truy vết tài sản như sau:
Nguyên tắc cấp mã truy vết tài sản
Mã truy vết tài sản không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác và phải có tính duy nhất trong một khoảng thời gian vượt quá thời hạn của các hồ sơ liên quan. Nếu tổ chức cấp mã truy vết tài sản cho các mặt hàng được cung cấp cho khách hàng của mình, tổ chức phải đảm bảo rằng mã truy vết tài sản không được sử dụng lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?