Điều kiện để cơ sở y tế được tiến hành kỹ thuật lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống là gì?
- Điều kiện để cơ sở y tế được tiến hành kỹ thuật lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống là gì?
- Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống có số lượng thành viên tối thiểu là bao nhiêu?
- Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống có trách nhiệm, quyền hạn gì?
Điều kiện để cơ sở y tế được tiến hành kỹ thuật lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống là gì?
Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống (Hình từ Internet)
Theo Mục I Quy định tổ chức và hoạt động của hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ-BYT quy định như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Cơ sở y tế có đủ điều kiện lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người theo quy định chỉ được tiến hành kỹ thuật lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống sau khi đã tổ chức tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến, người nhận; được Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống (sau đây gọi tắt là Hội đồng tư vấn ) đồng ý bằng văn bản và được người đứng đầu cơ sở y tế đó quyết định.
Căn cứ quy định trên thì cơ sở y tế có đủ điều kiện lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người theo quy định chỉ được tiến hành kỹ thuật lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống sau khi:
- Đã tổ chức tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến, người nhận;
- Được Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống đồng ý bằng văn bản và được người đứng đầu cơ sở y tế đó quyết định.
Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống có số lượng thành viên tối thiểu là bao nhiêu?
Theo tiểu mục 1 Mục II Quy định tổ chức và hoạt động của hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ-BYT quy định như sau:
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1.Tổ chức Hội đồng tư vấn
a) Hội đồng tư vấn do người đứng đầu cơ sở y tế ra quyết định thành lập.
b) Thành phần Hội đồng tư vấn có ít nhất là năm người, bao gồm:
- Một Chủ tịch Hội đồng tư vấn là người trong ban lãnh đạo cơ sở y tế.
- Một Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn là trưởng nhóm phẫu thuật lấy, ghép bộ phận cơ thể người.
- Uỷ viên Hội đồng tư vấn gồm các chuyên gia liên quan đến ghép bộ phận cơ thể người, chuyên gia pháp luật và chuyên gia tâm lý.
- Thư ký Hội đồng tư vấn là một uỷ viên kiêm nhiệm của Hội đồng.
c) Hội đồng tư vấn hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và có thời hạn hoạt động theo quy định của người đứng đầu cơ sở y tế.
...
Theo đó, Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống có số lượng thành viên ít nhất là năm người, bao gồm:
- Một Chủ tịch Hội đồng tư vấn là người trong ban lãnh đạo cơ sở y tế.
- Một Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn là trưởng nhóm phẫu thuật lấy, ghép bộ phận cơ thể người.
- Uỷ viên Hội đồng tư vấn gồm các chuyên gia liên quan đến ghép bộ phận cơ thể người, chuyên gia pháp luật và chuyên gia tâm lý.
- Thư ký Hội đồng tư vấn là một uỷ viên kiêm nhiệm của Hội đồng.
Lưu ý: Hội đồng tư vấn hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và có thời hạn hoạt động theo quy định của người đứng đầu cơ sở y tế.
Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống có trách nhiệm, quyền hạn gì?
Theo tiểu mục 2 Mục II Quy định tổ chức và hoạt động của hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ-BYT quy định như sau:
(1) Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống có nhiệm vụ:
- Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ tổ chức tư vấn cho người hiến, nhận bộ phận cơ thể không tái sinh (gọi tắt là bộ phận cơ thể ) về phương diện sức khoẻ và tâm lý xã hội, giúp cho người hiến, nhận bộ phận cơ thể đưa ra quyết định cuối cùng về việc hiến, nhận bộ phận cơ thể một cách tự nguyện.
- Trao đổi phân tích cho người hiến và người nhận về những tác động, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội, sức khoẻ trước mắt cũng như lâu dài và những rủi ro có thể xẩy ra trong quá trình lấy, ghép bộ phận cơ thể và cuộc sống lâu dài của họ sau này.
- Đánh giá thông qua trắc nghiệm tâm lý của người tự nguyện hiến bộ phận cơ thể và theo dõi diễn biến tâm lý của họ.
(2) Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống có trách nhiệm:
- Tư vấn khoa học, đầy đủ, chính xác cho người hiến và người nhận bộ phận cơ thể về phương diện sức khoẻ, tâm lý xã hội. Tư vấn đảm bảo nguyên tắc bí mật theo quy định của pháp luật.
- Đưa ra kết luận khoa học làm cơ sở cho người đứng đầu cơ sở y tế xem xét, quyết định về việc lấy, ghép bộ phận cơ thể người .
- Chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ sở y tế và trước pháp luật về hoạt động tư vấn của mình.
(3) Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống có quyền hạn
- Yêu cầu người hiến, người nhận bộ phận cơ thể, các cá nhân và đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác tư vấn theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo quy định này.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quốc tang mới nhất: Việt Nam để Quốc tang bao nhiêu ngày? Những ai được tổ chức Quốc tang? Quốc tang không được làm gì?
- Nêu cảm nghĩ của em sau 5 năm học ở trường Tiểu học? Mẫu bài văn nêu cảm nghĩ của em sau 5 năm học ở trường Tiểu học ra sao?
- Mẫu phiếu khảo sát sinh viên đại học đã tốt nghiệp về chất lượng đào tạo tại trường đại học? Tải về mẫu ở đâu?
- Năm 2025 có bao nhêu phương thức xét tuyển đại học? Danh sách mã phương thức xét tuyển đại học 2025 ra sao?
- Mẫu Vẽ tranh đề tài Hoạt động ngày hè? Học sinh trung học được kiểm tra, đánh giá lại các môn học trong kì nghỉ hè như thế nào?