Lấy mô bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi có bị cấm hay không? Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi bị phạt bao nhiêu tiền?
- Lấy mô bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi có bị cấm hay không?
- Lấy mô bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có được phạt hành chính cơ sở khám chữa bệnh tổ chức lấy mô bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi hay không?
Lấy mô bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi có bị cấm hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 như sau:
1. Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.
2. Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.
3. Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
5. Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.
6. Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
7. Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
8. Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
9. Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.
Theo đó, hành vi lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Như vậy, không được lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi vì đây là hành vi bị nghiêm cấm.
Lấy mô bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 44 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
...
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lấy, ghép, sử dụng mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại, trừ trường hợp mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người;
b) Lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến;
b) Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi;
c) Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động ngân hàng mô trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm c, đ khoản 1 và điểm b khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 6 và 7 Điều này.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, cá nhân có hành vi lấy mô bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đối với tổ chức thực hiện hành vi lấy mô bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi thì sẽ bị phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Ngoài ra, nơi tổ chức lấy mô bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi sẽ bị Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có được phạt hành chính cơ sở khám chữa bệnh tổ chức lấy mô bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP và điểm b khoản 27 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP như sau:
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và thiết bị y tế.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ không có thẩm quyền xử phạt phạt hành chính cơ sở khám chữa bệnh tổ chức lấy mô bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?