Điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có những nội dung nào? Được áp dụng với những đối tượng nào?
Điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định về phạm vi điều chỉnh đối với điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như sau:
Theo đó, pháp luật có quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trong đó bao gồm những nội dung sau:
- Thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể đối với: Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt;
- Thành lập hoặc cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể đối với: Cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
- Thành lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng; đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng; sáp nhập, chia, tách, giải thể trường cao đẳng sư phạm; sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học;
- Thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học; cho phép trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo; đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học; sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học; giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học; công nhận đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học);
- Thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam; công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
- Đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục gồm những nội dung nào? Được áp dụng với những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục được áp dụng với những đối tượng nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với: Cơ sở giáo dục mầm non; nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục thường xuyên; trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; trường chuyên biệt; trường cao đẳng thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng; cơ sở giáo dục đại học; tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; tổ chức và cá nhân khác thực hiện hoạt động giáo dục.
2. Nghị định này không áp dụng đối với tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và kinh doanh dịch vụ tư vấn du học về giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo đó, điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục sẽ được áp dụng đối với những đối tượng sau:
- Cơ sở giáo dục mầm non;
- Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập;
- Cơ sở giáo dục phổ thông;
- Cơ sở giáo dục thường xuyên;
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
- Trường chuyên biệt;
- Trường cao đẳng thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng;
- Cơ sở giáo dục đại học;
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
- Tổ chức và cá nhân khác thực hiện hoạt động giáo dục.
Cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau:
Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
...
Theo đó, cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản MC sơ kết học kì 1 năm học 2024 2025 các cấp hay nhất? Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 thế nào?
- Biên bản sơ kết học kỳ 1 Tiểu học năm học 2024 2025? Báo cáo sơ kết học kỳ 1 lớp chủ nhiệm tiểu học năm học 2024 2025?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu bầu cử chủ tịch công đoàn cơ sở là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử?
- Mức đầu tư tối thiểu để trường tiểu học tư thục phát triển hoạt động giáo dục là bao nhiêu theo quy định?
- Danh sách ngắn có phải là danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm không?