Điều động công chức Viện kiểm sát là hoạt động gì? Viện trưởng VKS nhân dân tối cao được quyền điều động những ai?
Điều động công chức Viện kiểm sát là hoạt động gì? Viện trưởng VKS nhân dân tối cao được quyền điều động những ai?
Tại Điều 2 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Điều động là việc công chức được người có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, đơn vị này đến làm việc tại cơ quan, đơn vị khác trong ngành Kiểm sát nhân dân.
...
Theo đó, điều động công chức Viện kiểm sát nhân dân được hiểu là việc công chức được người có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, đơn vị này đến làm việc tại cơ quan, đơn vị khác trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Đồng thời tại Điều 4 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Trách nhiệm và thẩm quyền
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, biệt phái, từ chức, cách chức, miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ, chức danh trong ngành Kiểm sát nhân dân, trừ chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
...
Chiếu theo quy định này, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc điều động đối với công chức giữ chức vụ, chức danh trong ngành Kiểm sát nhân dân, trừ chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
Điều động công chức Viện kiểm sát là hoạt động gì? Viện trưởng VKS nhân dân tối cao được quyền điều động những ai? (hình từ internet)
Việc điều động công chức Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện trong những trường hợp nào?
Tại Điều 17 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Điều động
1. Việc điều động công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được cấp có thẩm quyền quyết định theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc do nhu cầu của cơ quan, đơn vị quản lý;
b) Do chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
c) Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng, sắp xếp, bố trí công chức trong cơ quan, đơn vị và giữa các cơ quan, đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
d) Theo nguyện vọng của cá nhân, được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
...
Đối chiếu với quy định này thì việc điều động công chức Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện trong những trường hợp sau:
- Được cấp có thẩm quyền quyết định theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc do nhu cầu của cơ quan, đơn vị quản lý;
- Do chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
- Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng, sắp xếp, bố trí công chức trong cơ quan, đơn vị và giữa các cơ quan, đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Theo nguyện vọng của cá nhân, được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Quy trình điều động công chức Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện ra sao?
Tại khoản 2 Điều 17 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định việc điều động công chức được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Công chức có đơn trình bày nguyện vọng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ nơi công chức chuyển đến đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét điều động;
Bước 2: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định, trao đổi với cơ quan, đơn vị có liên quan theo phân cấp quản lý trong ngành Kiểm sát nhân dân và xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp theo quy định (áp dụng trong trường hợp điều động công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện);
Bước 3: Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều động hoặc trình cấp trên xem xét, quyết định điều động.
Bước 4: Trước khi quyết định điều động công chức, lãnh đạo cơ quan quản lý, sử dụng công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động để nghe công chức đề xuất ý kiến và trao đổi với cơ quan, đơn vị có người điều động trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?