Điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững được quy định như thế nào? Bản đồ, tỷ lệ bản đồ của phương án quản lý rừng bền vững được quy định như thế nào?
Điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững được quy định như thế nào?
Việc xây dựng, thực hiện và điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững được quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT như sau:
Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững
...
4. Điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững:
a) Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh diện tích rừng, đất lâm nghiệp có ảnh hưởng lớn đến mục đích sử dụng của khu rừng và chủ rừng có nhu cầu điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững để phù hợp với yêu cầu quản lý, sản xuất, kinh doanh thì chủ rừng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với những nội dung phải điều chỉnh. Trình tự, thủ tục điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 11, Điều 12a, Điều 13 Thông tư này;
b) Trường hợp chủ rừng có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch quản lý rừng bền vững hàng năm thuộc phương án quản lý rừng bền vững đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý, sản xuất, kinh doanh thì chủ rừng tự phê duyệt kế hoạch điều chỉnh đó nhưng không làm thay đổi mục tiêu quản lý rừng bền vững của phương án. Ngay sau khi phê duyệt điều chỉnh kế hoạch quản lý rừng bền vững, chủ rừng phải gửi 01 bản chính tới cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt phương án của chủ rừng.
Theo đó, việc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững được quy định như sau:
- Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh diện tích rừng, đất lâm nghiệp có ảnh hưởng lớn đến mục đích sử dụng của khu rừng và chủ rừng có nhu cầu điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững để phù hợp với yêu cầu quản lý, sản xuất, kinh doanh thì chủ rừng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với những nội dung phải điều chỉnh.
+ Trình tự, thủ tục điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 11 Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT, Điều 12a Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT, Điều 13 Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT;
- Trường hợp chủ rừng có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch quản lý rừng bền vững hàng năm thuộc phương án quản lý rừng bền vững đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý, sản xuất, kinh doanh thì chủ rừng tự phê duyệt kế hoạch điều chỉnh đó nhưng không làm thay đổi mục tiêu quản lý rừng bền vững của phương án.
+ Ngay sau khi phê duyệt điều chỉnh kế hoạch quản lý rừng bền vững, chủ rừng phải gửi 01 bản chính tới cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt phương án của chủ rừng.
Điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững được quy định như thế nào? Bản đồ, tỷ lệ bản đồ của phương án quản lý rừng bền vững được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Bản đồ, tỷ lệ bản đồ của phương án quản lý rừng bền vững được quy định như thế nào?
Bản đồ, tỷ lệ bản đồ của phương án quản lý rừng bền vững được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT như sau:
Hồ sơ, tài liệu, bản đồ phục vụ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững
1. Hồ sơ, tài liệu, bản đồ phục vụ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững phải có nguồn gốc hợp pháp và còn hiệu lực áp dụng.
2. Hồ sơ, tài liệu, bản đồ được thu thập, điều tra trực tiếp hoặc kế thừa từ hồ sơ, tài liệu, bản đồ sẵn có đến thời điểm lập phương án quản lý rừng bền vững, trường hợp có thay đổi phải điều tra, thống kê, cập nhật bổ sung.
3. Các loại bản đồ, tỷ lệ bản đồ của phương án quản lý rừng bền vững:
a) Các loại bản đồ gồm: bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016; bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng.
b) Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.
Theo đó, các loại bản đồ, tỷ lệ bản đồ của phương án quản lý rừng bền vững được quy định như sau:
- Các loại bản đồ gồm:
+ Bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016;
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học;
+ Cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng.
- Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.
Thời gian thực hiện phương án quản lý rừng bền vững tối đa là bao nhiêu năm?
Thời gian thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT như sau:
Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững
...
3. Thời gian thực hiện phương án quản lý rừng bền vững tối đa là 10 năm kể từ ngày phương án được phê duyệt. Trường hợp rừng thuộc sở hữu của chủ rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Lâm nghiệp thì thời gian thực hiện phương án quản lý rừng bền vững do chủ rừng quyết định.
Theo đó, thời gian thực hiện phương án quản lý rừng bền vững tối đa là 10 năm kể từ ngày phương án được phê duyệt.
Trường hợp rừng thuộc sở hữu của chủ rừng do Nhà nước đầu tư toàn bộ thì thời gian thực hiện phương án quản lý rừng bền vững do chủ rừng quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?