Điện năng lượng tái tạo được sản xuất từ nguồn nào? Nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo được quy định như thế nào?
Điện năng lượng tái tạo được sản xuất từ nguồn nào?
Căn cứ khoản 14 Điều 4 Luật Điện lực 2024 quy định điện năng lượng tái tạo là điện được sản xuất từ một hoặc nhiều nguồn năng lượng sơ cấp sau đây:
- Năng lượng mặt trời;
- Năng lượng gió;
- Năng lượng đại dương, gồm thủy triều, sóng biển, hải lưu;
- Năng lượng địa nhiệt;
- Năng lượng từ sức nước, gồm cả thủy điện;
- Năng lượng sinh khối gồm nhiên liệu sinh học và các dạng năng lượng có nguồn gốc từ thực vật;
- Năng lượng từ chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, trừ chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh có sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chất thải được xác định là nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Dạng năng lượng tái tạo khác theo quy định của pháp luật.
Điện năng lượng tái tạo được sản xuất từ nguồn nào? Nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật Điện lực 2024 quy định về nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo như sau:
- Bảo đảm an ninh cung cấp điện và an toàn hệ thống điện;
- Phát triển tại các vùng, miền, địa phương có tiềm năng, lợi thế về năng lượng tái tạo, năng lượng mới và đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng của hệ thống điện để tránh lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng do không giải tỏa được công suất nhằm khai thác hiệu quả các nguồn điện, bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện; giảm tổn thất kỹ thuật, giảm áp lực truyền tải điện đi xa; bảo đảm yêu cầu về môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực phát triển;
- Bảo đảm đồng bộ kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tham gia nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới, tiến tới tự chủ về công nghệ tại một số khâu phù hợp;
- Ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên bền vững, hợp lý và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ xuất khẩu điện;
- Ưu tiên phát triển các dự án nguồn điện lớn để hình thành cụm nhà máy hoặc trung tâm năng lượng tái tạo nhằm phát huy lợi thế tự nhiên, hạ tầng lưới điện, phù hợp với khả năng giải tỏa công suất và yêu cầu vận hành hệ thống điện quốc gia của từng vùng, từng địa phương, phù hợp với điều kiện, trình độ công nghệ trong từng thời kỳ;
- Khuyến khích phát triển phù hợp điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời trên mặt nước, lòng hồ thủy lợi; ưu tiên phát triển tại mặt nước lòng hồ thủy điện hiện có, không phải đầu tư mới lưới điện truyền tải;
- Ưu tiên phát triển nguồn điện gió ngoài khơi gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia.
Phạm vi điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Điện lực 2024 quy định về phạm vi điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm:
- Tài nguyên điện mặt trời, điện gió, điện địa nhiệt;
- Tài nguyên điện sóng biển, điện thủy triều và các dạng tài nguyên điện khác từ năng lượng đại dương;
- Tài nguyên điện từ chất thải rắn sinh hoạt và đô thị;
- Tài nguyên điện từ sinh khối;
- Tài nguyên điện từ chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh ngoài đối tượng quy định tại điểm c khoản này;
- Tài nguyên thủy điện.
Lưu ý: Căn cứ Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT quy định nguyên tắc xác định phạm vi điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới như sau:
- Điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới là hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu, khảo sát, đo đạc, phân tích, đánh giá về tài nguyên quy định tại Điều 1 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT này nhằm cung cấp thông tin, số liệu về hiện trạng, đặc điểm và đánh giá tiềm năng của tài nguyên phục vụ cho việc lập quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch tỉnh.
- Việc điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới thực hiện trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Ưu tiên thực hiện tại các vùng, miền, địa phương có tiềm năng, lợi thế về năng lượng tái tạo, năng lượng mới; nơi đang thiếu nguồn cung điện; nơi sẵn có hệ thống lưới điện nhằm phát huy lợi thế tự nhiên, hạ tầng lưới điện, chuyển dịch cơ cấu điện năng theo hướng các-bon thấp, đạt mục tiêu giảm phát thải và phát triển hệ thống điện bền vững.
- Việc điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới nhằm khai thác hiệu quả các nguồn điện, bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện; bảo đảm an ninh cung cấp điện, an ninh năng lượng quốc gia; khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, bền vững.
- Căn cứ yêu cầu bảo đảm an ninh cung cấp điện, tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Điện lực 2024 triển khai thực hiện điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới thuộc phạm vi quản lý.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý quà tặng tốt nghiệp đại học cho nam? Top 10 món quà tặng tốt nghiệp đại học ý nghĩa nhất? Thời hạn cấp bằng tốt nghiệp đại học là bao lâu?
- 02 phương án nghỉ lễ 30 4 và 1 5 đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước?
- Sáp nhập tỉnh: Sáp nhập Khánh Hòa Ninh thuận có tổng diện tích là bao nhiêu? Khánh Hòa Ninh Thuận thuộc vùng kinh tế nào?
- Văn phòng Chính phủ là gì? Văn phòng Chính phủ do ai đứng đầu? Nhiệm vụ quyền hạn của Văn phòng Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính?
- Sáp nhập xã: Công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ gì sau sáp nhập xã?