Sáp nhập xã: Công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ gì sau sáp nhập xã?

Sáp nhập xã: Công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ gì sau sáp nhập xã? Nhiệm vụ và quyền hạn đối với công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã được quy định như thế nào?

Sáp nhập xã: Công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ gì sau sáp nhập xã?

Theo quy định tại Điều 72 Luật Hộ tịch 2014 có quy định:

Công chức làm công tác hộ tịch
1. Công chức làm công tác hộ tịch bao gồm công chức tư pháp - hộ tịch ở cấp xã; công chức làm công tác hộ tịch ở Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.
3. Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
4. Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên và đồng thời phải được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.

Sáp nhập xã: Công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ gì sau sáp nhập xã?

Sáp nhập xã: Công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ gì sau sáp nhập xã? (Hình từ internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn đối với công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 73 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn đối với công chức tư pháp hộ tịch cấp xã như sau:

(1) Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch;

(2) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch;

(3) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;

(4) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;

(5) Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn.

Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;

(6) Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;

(7) Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ và quyền hạn gì để quản lý công chức tư pháp hộ tịch cấp xã?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định:

Thẩm quyền quản lý đối với cán bộ, công chức cấp xã
...
4. Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Trực tiếp quản lý và sử dụng công chức cấp xã; nhận xét, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với công chức cấp xã;
b) Thực hiện chế độ, chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, tạo nguồn đối với công chức cấp xã;
c) Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này;
d) Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở cấp huyện khen thưởng cán bộ, công chức cấp xã theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức ở địa phương;
đ) Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức cấp xã;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;
g) Thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã;
h) Lập và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý công chức tư pháp hộ tịch cấp xã như sau:

(1) Trực tiếp quản lý và sử dụng công chức cấp xã; nhận xét, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với công chức cấp xã;

(2) Thực hiện chế độ, chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, tạo nguồn đối với công chức cấp xã;

(3) Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này;

(4) Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở cấp huyện khen thưởng cán bộ, công chức cấp xã theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức ở địa phương;

(5) Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức cấp xã;

(6) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;

(7) Thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã;

(8) Lập và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã.

Công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã
Sáp nhập xã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh sách xã sau sáp nhập xã theo Nghị quyết 76 được đặt tên thế nào? Hướng dẫn đặt tên xã sau sáp nhập xã?
Pháp luật
Sáp nhập xã: Công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ gì sau sáp nhập xã?
Pháp luật
Sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 còn 32 xã, phường? Chi tiết sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Sáp nhập xã: Cắt giảm biên chế cán bộ không chuyên trách cấp xã sau 12 tháng khi có quyết định sáp nhập có được hưởng trợ cấp theo Nghị định 29?
Pháp luật
Tinh giản biên chế cán bộ không chuyên trách cấp xã khi sáp nhập xã: Đối tượng, điều kiện, chính sách theo Nghị định 29?
Pháp luật
Cán bộ không chuyên trách cấp xã tốt nghiệp cao đẳng có được hưởng chính sách theo Nghị định 29 khi sáp nhập xã?
Pháp luật
Sau sáp nhập xã có còn cán bộ không chuyên trách không? Bầu cử, tuyển chọn cán bộ không chuyên trách cấp xã thế nào?
Pháp luật
Sáp nhập xã: Cán bộ không chuyên trách cấp xã bị tinh giản biên chế nếu không bổ sung bằng cấp?
Pháp luật
Sáp nhập xã: Mức trợ cấp hưu trí đối với cán bộ đã quá tuổi nghỉ hưu được kéo dài thời gian công tác theo Nghị định 178?
Pháp luật
Sáp nhập xã: Căn cứ tính số lượng công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách theo tiêu chuẩn về quy mô dân số tại Công văn 4368?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã
18 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào