Điểm đông đặc của mẫu dầu thô là gì? Chuẩn bị mẫu thử trong phương pháp xác định điểm đông đặc của mẫu dầu thô được thực hiện như thế nào?

Việc chuẩn bị mẫu thử trong phương pháp xác định điểm đông đặc của mẫu dầu thô được thực hiện như thế nào? Đối với dầu thô, cần đặc biệt cẩn thận khi lấy mẫu vì sao? Đây là câu hỏi của anh L.G đến từ Bến Tre.

Điểm đông đặc của mẫu dầu thô là gì?

Điểm đông đặc được giải thích về tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9793:2013 (ASTM D 5853 – 11) như sau:

Điểm đông đặc (pour point)
Nhiệt độ thấp nhất mà tại đó quan sát thấy sự chuyển động của mẫu thử trong các điều kiện của phép thử.

Và theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9793:2013 (ASTM D 5853 – 11) như sau:

Ý nghĩa và sử dụng
5.1. Điểm đông đặc của mẫu dầu thô là chỉ số về nhiệt độ thấp nhất tại đó dầu này có thể sử dụng cho các ứng dụng cụ thể nào đó.
5.2. Đây là phương pháp xác định điểm đông đặc duy nhất được xây dựng dành riêng cho dầu thô.
5.3. Điểm đông đặc cao nhất và điểm đông đặc thấp nhất cung cấp một khoảng các nhiệt độ mà tại đó một loại dầu thô có thể tồn tại ở dạng lỏng cũng như dạng rắn tùy theo tiền sử diễn biến nhiệt của nó.
5.4. Phương pháp thử này có thể sử dụng để bổ sung cho các phép đo tính chảy của dầu ở nhiệt độ thấp. Phương pháp thử này rất hữu ích để kiểm tra sự ảnh hưởng của các phụ gia cải thiện tính tương tác của sáp đến tính chất dòng chảy của dầu thô.

Theo đó, điểm đông đặc của mẫu dầu thô là chỉ số về nhiệt độ thấp nhất tại đó dầu này có thể sử dụng cho các ứng dụng cụ thể nào đó.

dầu thô

Xác định điểm đông đặc của mẫu dầu thô (Hình từ Internet)

Chuẩn bị mẫu thử trong phương pháp xác định điểm đông đặc của mẫu dầu thô được thực hiện như thế nào?

Việc chuẩn bị mẫu thử trong phương pháp xác định điểm đông đặc của mẫu dầu thô được thực hiện theo tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9793:2013 (ASTM D 5853 – 11) như sau:

Lấy mẫu, mẫu thử và mẫu đại diện
CHÚ THÍCH 3: Lấy mẫu được xác định là bao gồm tất cả các bước cần thiết để lấy được một phần của lượng dầu chứa trong đường ống, bồn chứa hoặc các hệ thống khác và cho mẫu dầu lấy được vào vật chứa của phòng thử nghiệm.
8.1. Mẫu phòng thử nghiệm – Điều quan trọng là mẫu nhận được bởi phòng thử nghiệm là mẫu đại diện cho mẻ sản xuất hoặc lô dầu thô mà từ đó mẫu được lấy ra. TCVN 6777 (ASTM D 4057) và ASTM D 4177 đưa ra các hướng dẫn để lấy các mẫu đại diện.
8.2. Chuẩn bị mẫu thử - Điểm đông đặc của dầu thô rất nhạy với các lượng vết của sáp có nhiệt độ nóng chảy cao. Thực hiện chuẩn bị mẫu thật cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo nếu có các sáp loại này thì chúng phải được làm tan chảy hoàn toàn, hoặc nếu các chất dễ bay hơi làm hạn chế không gia nhiệt đến tan chảy hoàn toàn sáp được thì làm đồng nhất chúng ở dạng huyền phù (Phụ lục A.1). Kiểm tra các bề mặt của vật chứa ban đầu để đảm bảo rằng không có vật liệu có điểm tan chảy cao còn bám vào đó.
CHÚ THÍCH 4: Không thể qui định được các nguyên tắc tổng hợp mang tính bắt buộc để chuẩn bị các mẫu thử dầu thô. Các hướng dẫn về xử lý mẫu trong các tình huống thường gặp nhất được nêu tại Phụ lục A.1.
...

Theo đó, chuẩn bị mẫu thử trong phương pháp xác định điểm đông đặc của mẫu dầu thô được thực hiện như sau:

- Điểm đông đặc của dầu thô rất nhạy với các lượng vết của sáp có nhiệt độ nóng chảy cao.

- Thực hiện chuẩn bị mẫu thật cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo nếu có các sáp loại này thì chúng phải được làm tan chảy hoàn toàn, hoặc nếu các chất dễ bay hơi làm hạn chế không gia nhiệt đến tan chảy hoàn toàn sáp được thì làm đồng nhất chúng ở dạng huyền phù (Phụ lục A.1).

- Kiểm tra các bề mặt của vật chứa ban đầu để đảm bảo rằng không có vật liệu có điểm tan chảy cao còn bám vào đó.

Đối với dầu thô, cần đặc biệt cẩn thận khi lấy mẫu vì sao?

Đối với dầu thô, cần đặc biệt cẩn thận khi lấy mẫu vì các lý do được quy định tại tiết A.1.1.4 tiểu mục A.1.1 Mục A.1 Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9793:2013 (ASTM D 5853 – 11) như sau:

A.1. Hướng dẫn bảo quản mẫu
A.1.1. Giới thiệu
...
A.1.1.4. Đối với dầu thô, cần đặc biệt cẩn thận khi lấy mẫu vì:
A.1.1.4.1. Dầu thô có chứa các thành phần bay hơi, do vậy sự thất thoát có thể xảy ra do bay hơi.
A.1.1.4.2. Dầu thô có chứa nước hoặc cặn, hoặc cả hai, có xu hướng tách ra trong bình chứa mẫu.
A.1.1.4.3. Nếu không duy trì tại nhiệt độ đủ cao, thì có thể xảy ra hiện tượng bám sát vào thành bình chứa hoặc sáp kết tủa.
A.1.1.5. Khi tạo các mẫu gộp, cần thao tác cẩn thận để không thất thoát các thành phần nhẹ và đảm bảo các mẫu gộp được đồng nhất.
A.1.1.6. Với các mẫu dầu thô có yêu cầu xác định áp suất hơi, khối lượng riêng, hoặc các phép thử khác mà trong đó việc duy trì các thành phần nhẹ là quan trọng, thì trước tiên thực hiện lấy các mẫu nhỏ cho các phép thử này, rồi sau đó mới thực hiện các qui trình xử lý mẫu khác được yêu cầu thực hiện trong quá trình lấy mẫu dùng cho các phép thử khác, chẳng hạn như phép đo điểm đông đặc.
...

Theo đó, đối với dầu thô, cần đặc biệt cẩn thận khi lấy mẫu vì:

- Dầu thô có chứa các thành phần bay hơi, do vậy sự thất thoát có thể xảy ra do bay hơi.

- Dầu thô có chứa nước hoặc cặn, hoặc cả hai, có xu hướng tách ra trong bình chứa mẫu.

- Nếu không duy trì tại nhiệt độ đủ cao, thì có thể xảy ra hiện tượng bám sát vào thành bình chứa hoặc sáp kết tủa.

- Khi tạo các mẫu gộp, cần thao tác cẩn thận để không thất thoát các thành phần nhẹ và đảm bảo các mẫu gộp được đồng nhất.

- Với các mẫu dầu thô có yêu cầu xác định áp suất hơi, khối lượng riêng, hoặc các phép thử khác mà trong đó việc duy trì các thành phần nhẹ là quan trọng, thì trước tiên thực hiện lấy các mẫu nhỏ cho các phép thử này, rồi sau đó mới thực hiện các qui trình xử lý mẫu khác được yêu cầu thực hiện trong quá trình lấy mẫu dùng cho các phép thử khác, chẳng hạn như phép đo điểm đông đặc.

Dầu thô Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dầu thô
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14143-1:2024 về yêu cầu kỹ thuật đối với giống cá dìa như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14145:2024 về yêu cầu kỹ thuật đối với sá sùng bao gồm sá sùng bố mẹ và sá sùng giống ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-1:2024 ISO 7240-1:2014 về chức năng của hệ thống báo cháy như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13239-4:2024 về các mối quan tâm về tính bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu lớn?
Pháp luật
TCVN 14186:2024 ISO 17679:2016 cơ sở vật chất và thiết bị du lịch và các dịch vụ có liên quan, spa chăm sóc sức khỏe?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14209:2024 về quy mô chăn nuôi và các hạng mục của trại nuôi lợn nhiều tầng ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14202:2024 về Nút IPv6 - Yêu cầu kỹ thuật như thế nào? Lớp IP con được quy định ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14143-2:2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật cá bống bớp bột như thế nào?
Pháp luật
TCVN 14149:2024 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu khoan vụt vữa vào nền đất để chống thấm thế nào?
Pháp luật
TCVN 12371-2-13:2024 về hóa chất của quy trình giám định vi khuẩn, virus, Phytoplasma gây hại thực vật ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dầu thô
1,805 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dầu thô Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dầu thô Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào