Dịch vụ vui chơi giải trí có phải là một trong những loại hình du lịch theo quy định của pháp luật không?

Dịch vụ vui chơi giải trí có phải là một trong những loại hình du lịch không? Cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí được cấp biển hiệu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi đáp ứng các điều kiện gì? Câu hỏi của chị Thúy (Nha Trang)

Dịch vụ vui chơi giải trí có phải là một trong những loại hình du lịch không?

Căn cứ Điều 54 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:

Các loại dịch vụ du lịch khác
1. Dịch vụ ăn uống.
2. Dịch vụ mua sắm.
3. Dịch vụ thể thao.
4. Dịch vụ vui chơi, giải trí.
5. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
6. Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.

Theo đó, dịch vụ vui chơi giải trí là một trong các loại hình dịch vụ du lịch khác do luật định. Ngoài ra dịch vụ du lịch khác còn có các loại hình dịch vụ sau:

- Dịch vụ ăn uống.

- Dịch vụ mua sắm.

- Dịch vụ thể thao.

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.

Dịch vụ vui chơi giải trí có phải là một trong những loại hình du lịch theo quy định của pháp luật không?

Dịch vụ vui chơi giải trí có phải là một trong những loại hình du lịch theo quy định của pháp luật không? (hình từ Internet)

Cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí được cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi đáp ứng các điều kiện gì?

Theo Điều 11 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch như sau:

Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ vui chơi, giải trí theo quy định của pháp luật.
2. Có nội quy; có nơi đón tiếp, gửi đồ dùng cá nhân.
3. Có địa điểm, cơ sở vật chất, dụng cụ, phương tiện phù hợp với từng loại dịch vụ vui chơi giải trí.
4. Có người hướng dẫn, nhân viên phục vụ phù hợp với từng dịch vụ vui chơi, giải trí.
5. Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 8 và Khoản 5 Điều 9 Thông tư này.

Theo đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí được cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi đáp ứng các tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, cụ thể cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ vui chơi, giải trí theo quy định của pháp luật.

- Có nội quy; có nơi đón tiếp, gửi đồ dùng cá nhân.

- Có địa điểm, cơ sở vật chất, dụng cụ, phương tiện phù hợp với từng loại dịch vụ vui chơi giải trí.

- Có người hướng dẫn, nhân viên phục vụ phù hợp với từng dịch vụ vui chơi, giải trí.

- Niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết (quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL).

- Có nhà vệ sinh sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng.

- Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; mặc đồng phục và đeo biển tên trên áo.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí treo biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị phạt bao nhiêu?

Theo khoản 6 và khoản 9 Điều 13 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ du lịch khác
...
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi treo biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Buộc thu hồi quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Đối chiếu với quy định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí treo biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Lưu ý, mức phạt tiền này chỉ áp dụng khi thương nhân vi phạm quy định trên là cá nhân, đối với tổ chức mức xử lý vi phạm sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí treo biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận còn buộc phải tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đã treo và buộc nộp lại số lợi bất chính có được khi thực hiện hành vi này.

Dịch vụ vui chơi giải trí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dịch vụ vui chơi giải trí được công nhận là cơ sở đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Dịch vụ vui chơi giải trí có phải là một trong những loại hình du lịch theo quy định của pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ vui chơi giải trí
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
9,821 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ vui chơi giải trí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ vui chơi giải trí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào