Dịch vụ viễn thông trả sau là gì? Lập hóa đơn thanh toán giá cước dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông trả sau như thế nào?
Dịch vụ viễn thông trả sau là gì?
Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng theo khoản 7 Điều 3 Luật Viễn thông 2009 giải thích.
Dịch vụ viễn thông trả sau là một loại dịch vụ viễn thông được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2012/TT-BTTTT dưới đây:
Dịch vụ viễn thông
1. Theo đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn của mạng viễn thông, các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng quy định tại Điều 9 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông được kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể sau đây:
a) Dịch vụ viễn thông cố định bao gồm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh;
b) Dịch vụ viễn thông di động bao gồm dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động hàng hải, dịch vụ viễn thông di động hàng không.
2. Theo hình thức thanh toán giá cước, các dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 Điều này được phân thành dịch vụ trả trước và dịch vụ trả sau.
a) Dịch vụ trả trước là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ trước khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên;
b) Dịch vụ trả sau là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên.
...
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 9 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định:
- Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
+ Dịch vụ thoại;
+ Dịch vụ fax;
+ Dịch vụ truyền số liệu;
+ Dịch vụ truyền hình ảnh;
+ Dịch vụ nhắn tin;
+ Dịch vụ hội nghị truyền hình;
+ Dịch vụ kênh thuê riêng;
+ Dịch vụ kết nối Internet;
+ Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:
+ Dịch vụ thư điện tử;
+ Dịch vụ thư thoại;
+ Dịch vụ fax gia tăng giá trị;
+ Dịch vụ truy nhập Internet;
+ Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo quy định trên, theo hình thức thanh toán giá cước, các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng nêu trên được phân thành dịch vụ trả trước và dịch vụ trả sau.
Dịch vụ viễn thông trả sau là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên.
Dịch vụ viễn thông trả sau (Hình từ Internet)
Việc lập hóa đơn thanh toán giá cước dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông trả sau thực hiện như thế nào?
Lập hóa đơn và thanh toán giá cước dịch vụ viễn thông được quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Viễn thông 2009 như sau:
Lập hóa đơn và thanh toán giá cước dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm lập hóa đơn thanh toán giá cước dịch vụ chính xác, đầy đủ, kịp thời cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán theo hình thức trả sau. Người sử dụng dịch vụ viễn thông có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, kịp thời giá cước dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp viễn thông cung cấp theo hóa đơn thanh toán.
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm lập hóa đơn thanh toán giá cước dịch vụ chính xác, đầy đủ, kịp thời cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán theo hình thức trả sau.
Người sử dụng dịch vụ viễn thông có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, kịp thời giá cước dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp viễn thông cung cấp theo hóa đơn thanh toán.
Trong đó, theo khoản 23 Điều 3 Luật Viễn thông 2009 thì doanh nghiệp viễn thông là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Doanh nghiệp viễn thông bao gồm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
Hóa đơn thanh toán giá cước dịch vụ viễn thông trả sau phải có chính xác các nội dung gì?
Hóa đơn thanh toán giá cước dịch vụ viễn thông trả sau phải có đủ các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật Viễn thông 2009 như sau:
Lập hóa đơn và thanh toán giá cước dịch vụ viễn thông
...
3. Hóa đơn thanh toán giá cước dịch vụ viễn thông phải thể hiện đầy đủ, chính xác, rõ ràng các nội dung sau đây:
a) Giá cước và số tiền phải thanh toán đối với từng loại dịch vụ viễn thông;
b) Tổng số tiền phải thanh toán;
c) Thuế giá trị gia tăng.
4. Trong trường hợp lập hóa đơn thanh toán giá cước dịch vụ viễn thông hằng tháng theo hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác giữa doanh nghiệp viễn thông và thuê bao viễn thông, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm cung cấp hoặc thuê tổ chức khác cung cấp cho thuê bao viễn thông bảng kê chi tiết miễn phí một lần kèm theo hóa đơn đối với các dịch vụ viễn thông theo danh mục dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
Theo quy định trên, hóa đơn thanh toán giá cước dịch vụ viễn thông trả sau phải thể hiện đầy đủ, chính xác, rõ ràng các nội dung sau:
- Giá cước và số tiền phải thanh toán;
- Tổng số tiền phải thanh toán;
- Thuế giá trị gia tăng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?