Dịch vụ viễn thông nằm ngoài Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng gặp sự cố thì cần có phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền không?
- Công tác báo cáo chất lượng dịch vụ viễn thông có nằm trong nội dung kiểm tra của Cục Viễn thông đối với doanh nghiệp không?
- Các bản báo cáo chất lượng dịch vụ viễn thông phải được lưu trữ trong thời hạn bao nhiêu năm?
- Dịch vụ viễn thông nằm ngoài Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng gặp sự cố thì cần có phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền không?
Công tác báo cáo chất lượng dịch vụ viễn thông có nằm trong nội dung kiểm tra của Cục Viễn thông đối với doanh nghiệp không?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT quy định về nội dung kiểm tra chất lượng dịch vụ viễn thông như sau:
Nội dung kiểm tra
1. Nội dung kiểm tra của Cục Viễn thông:
a) Việc chấp hành quy định về công bố chất lượng dịch vụ viễn thông.
b) Việc chấp hành quy định về báo cáo chất lượng dịch vụ viễn thông.
c) Việc chấp hành quy định về tự kiểm tra chất lượng dịch vụ viễn thông.
d) Việc chấp hành quy định về tự giám sát chất lượng dịch vụ viễn thông.
đ) Việc chấp hành quy định về công khai thông tin chất lượng dịch vụ viễn thông.
e) Các nội dung quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Nội dung kiểm tra của Sở Thông tin và Truyền thông:
Thực hiện việc kiểm tra theo chức năng quản lý nhà nước của Sở như các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này đối với các chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn.
Theo quy định trên thì việc chấp hành công tác báo cáo chất lượng dịch vụ viễn thông cũng nằm trong nội dung kiểm tra của Cục Viễn thông đối với doanh nghiệp.
Đối với các chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn thì việc kiểm tra công tác báo cáo chất lượng dịch vụ viễn thông sẽ do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện.
Dịch vụ viễn thông nằm ngoài Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng gặp sự cố thì cần có phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền không? (Hình từ Internet)
Các bản báo cáo chất lượng dịch vụ viễn thông phải được lưu trữ trong thời hạn bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 33/2020/TT-BTTTT) quy định về thời hạn lưu trữ báo cáo chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp như sau:
Lưu trữ số liệu, tài liệu sử dụng để lập báo cáo
1. Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông có trách nhiệm:
a) Giải trình, cung cấp số liệu, tài liệu sử dụng để lập báo cáo và chịu trách nhiệm về tính kịp thời, chính xác và đầy đủ đối với các nội dung của số liệu, tài liệu sử dụng để lập báo cáo.
b) Đảm bảo điều kiện kỹ thuật, nhân sự để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền truy nhập vào hệ thống thiết bị của doanh nghiệp nhằm thẩm tra số liệu.
2. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm lưu trữ các số liệu, tài liệu sử dụng để lập báo cáo chất lượng dịch vụ viễn thông ít nhất là hai (02) năm kể từ ngày báo cáo.
Theo đó, doanh nghiệp viễn thông cần phải lưu các số liệu, tài liệu sử dụng để lập báo cáo chất lượng dịch vụ viễn thông ít nhất là hai (02) năm kể từ ngày báo cáo để có thể giải trình, cung cấp số liệu, tài liệu sử dụng để lập báo cáo khi có yêu cầu từ phía cơ quan có thẩm quyền (Cục Viễn thông).
Dịch vụ viễn thông nằm ngoài Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng gặp sự cố thì cần có phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT quy định về báo cáo đột xuất đối với chất lượng dịch vụ viễn thông như sau:
Báo cáo đột xuất
1. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm báo cáo chất lượng dịch vụ viễn thông do mình cung cấp về Cục Viễn thông khi có yêu cầu.
2. Doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông trên địa bàn do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý có trách nhiệm báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông về chất lượng dịch vụ viễn thông do mình cung cấp khi có yêu cầu.
3. Khi dịch vụ viễn thông thuộc “Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng” có sự cố làm cho việc sử dụng dịch vụ trên địa bàn một hay nhiều tỉnh, thành phố hoặc trên hướng liên tỉnh, liên mạng, quốc tế không thực hiện được trong khoảng thời gian từ hai (02) giờ trở lên thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự cố, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng và việc khắc phục sự cố gửi Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông nơi sự cố xảy ra.
Dựa theo quy định trên thì không phải mọi sự cố đối với dịch vụ viễn thông đều phải thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp có sự cố đối với dịch vụ viễn thông làm cho việc sử dụng dịch vụ trên địa bàn một hay nhiều tỉnh, thành phố hoặc trên hướng liên tỉnh, liên mạng, quốc tế không thực hiện được trong khoảng thời gian từ hai (02) giờ trở lên thì doanh nghiệp viễn thông mới phải lập báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự cố, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng và việc khắc phục sự cố đối với dịch vụ viễn thông gửi Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông nơi sự cố xảy ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?