Dịch vụ tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải phải đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu gì?
Thông tin an ninh hàng hải bao gồm những loại thông tin nào?
Căn cứ tiểu mục 2.1.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13349:2021 về Dịch vụ tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải, thông tin hàng hải được quy định như sau:
Thông tin an ninh hàng hải (Maritime security information)
Thông tin an ninh hàng hải bao gồm: Thông tin an ninh tàu biển, thông tin an ninh giàn di động và thông tin an ninh cơ sở cảng.
Cụ thể:
2.1.2.1
Thông tin an ninh tàu biển (Ship security information)
Là những thông tin về nguy cơ có thể sẽ gây ra hoặc đã gây ra sự cố an ninh đối với tàu biển; về cấp độ và sự thay đổi cấp độ an ninh hàng hải áp dụng đối với tàu biển và thông tin về biện pháp an ninh phù hợp cần phải áp dụng để đảm bảo an ninh cho tàu biển. Thông tin được phát ra từ hệ thống SSAS bao gồm: Tên tàu, số IMO, hô hiệu, mã MMSI, vị trí, hướng đi, tốc độ và ngày, giờ (giờ UTC) được phát ra từ hệ thống SSAS.
2.1.2.2
Thông tin an ninh giàn di động (Mobile Offshore Drilling Unit security information)
Là những thông tin về nguy cơ có thể sẽ gây ra hoặc đã gây ra sự cố an ninh đối với giàn di động; về cấp độ và sự thay đổi cấp độ an ninh hàng hải áp dụng đối với giàn di động và thông tin về biện pháp an ninh phù hợp cần phải áp dụng để đảm bảo an ninh cho giàn di động. Thông tin được phát ra từ giàn di động bao gồm: Tên giàn di động, cờ quốc tịch, số IMO, hô hiệu, hướng đi, tốc độ, vị trí và ngày, giờ (giờ UTC) xảy ra sự cố, các yêu cầu liên quan đến sự cố.
2.1.2.3
Thông tin an ninh cơ sở cảng (Port facility security information)
Là những thông tin về nguy cơ có thể sẽ gây ra hoặc đã gây ra sự cố an ninh đối với: cảng biển, cảng thủy nội địa tiếp nhận tàu biển nước ngoài, bến phao, cảng dầu khí ngoài khơi, ụ nổi và kho chưa nổi tiếp nhận tàu biển vào hoạt động; về cấp độ và sự thay đổi cấp độ an ninh hàng hải áp dụng đối với cơ sở cảng và thông tin về biện pháp an ninh phù hợp cần phải áp dụng để đảm bảo an ninh cho cơ sở cảng. Thông tin an ninh cơ sở cảng bao gồm: Tên cơ sở cảng, vị trí, ngày, giờ xảy ra sự cố, các yêu cầu liên quan đến sự cố.
Dịch vụ tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải phải đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Dịch vụ tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải phải đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu gì?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13349:2021 về Dịch vụ tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải, một số yêu cầu cần đáp ứng được quy định cụ thể như sau:
Yêu cầu
4.1 Hệ thống tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải
Bao gồm: Điện sao (Fax), Thư điện tử (Email), Inmarsat C, Điện thoại.
4.2 Thông tin an ninh tàu biển
Thông tin tàu biển phải bao gồm tối thiểu: Tên tàu, số IMO, hô hiệu, mã MMSI, vị trí, hướng đi, tốc độ và ngày, giờ (giờ UTC) được phát ra từ hệ thống SSAS.
4.3 Thông tin an ninh giàn di động
Thông tin anh ninh giàn di động bao gồm tối thiểu: Tên giàn di động, cờ quốc tịch, số IMO, hô hiệu, hướng đi, tốc độ, vị trí và ngày, giờ (giờ UTC) xảy ra sự cố, các yêu cầu liên quan đến sự cố.
4.4 Thông tin an ninh cơ sở cảng
Thông tin an ninh cơ sở cảng bao gồm: Tên cơ sở cảng, vị trí, ngày, giờ xảy ra sự cố, các yêu cầu liên quan đến sự cố.
4.5 Vùng dịch vụ
Vùng biển A1, A2, A3.
4.6 Ngôn ngữ trực thông tin an ninh hàng hải
Ngôn ngữ sử dụng Tiếng Việt và Tiếng Anh.
4.7 Thời gian trực thông tin an ninh hàng hải
Chế độ trực ban liên tục 24/24 giờ trong ngày.
4.8 Thời gian xử lý thông tin an ninh hàng hải, TXL
Thời gian xử lý thông tin an ninh hàng hải, Txl ≤ 60 phút.
4.9 Phương thức tiếp nhận, truyền phát thông tin an ninh hàng hải
Bằng Điện sao (Fax);
Bằng Thư điện tử (Email);
Bằng Inmarsat C;
Bằng Điện thoại.
4.10
Độ khả dụng dịch vụ, D
Độ khả dụng dịch vụ D ≥ 98,6%.
4.11
Chất lượng dịch vụ, QoS
Chất lượng dịch vụ, QoS ≥ 95%.
Theo đó, dịch vụ tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải cần đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu kể trên.
Có thể xác định chất lượng dịch vụ xử lý thông tin an ninh hàng hải bằng phương pháp nào?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13349:2021 về Dịch vụ tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải, phương pháp xác định chất lượng dịch vụ tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải được quy định cụ thể như sau:
Phương pháp xác định
5.1 Hệ thống tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải
Thực hiện kiểm tra trực tiếp hệ thống tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải.
Đối với từng loại thông tin an ninh hàng hải, phương pháp thực hiện cũng được quy định khác nhau, cụ thể:
5.2 Thông tin an ninh tàu biển
Thực hiện lấy mẫu bản tin chứa thông tin an ninh tàu biển bằng cách trực tiếp gửi các bản tin này tới các thiết bị của hệ thống tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải. Tiến hành kiểm tra nội dung các bản tin phải bao gồm tối thiểu các thông tin: Tên tàu, số IMO, hô hiệu, mã MMSI, vị trí, hướng đi, tốc độ và ngày, giờ (giờ UTC) được phát ra từ hệ thống SSAS.
Điều kiện thử theo Điều 5.5.
5.2 Thông tin an ninh tàu biển
Thực hiện lấy mẫu bản tin chứa thông tin an ninh tàu biển bằng cách trực tiếp gửi các bản tin này tới các thiết bị của hệ thống tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải. Tiến hành kiểm tra nội dung các bản tin phải bao gồm tối thiểu các thông tin: Tên tàu, số IMO, hô hiệu, mã MMSI, vị trí, hướng đi, tốc độ và ngày, giờ (giờ UTC) được phát ra từ hệ thống SSAS.
Điều kiện thử theo Điều 5.5.
5.3 Thông tin an ninh giàn di động
Thực hiện lấy mẫu bản tin chứa thông tin an ninh giàn di động bằng cách trực tiếp gửi các bản tin này tới các thiết bị của hệ thống tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải. Tiến hành kiểm tra nội dung các bản tin phải bao gồm tối thiểu các thông tin: Tên giàn di động, cờ quốc tịch, số IMO, hô hiệu, hướng đi, tốc độ, vị trí và ngày, giờ xảy ra sự cố, các yêu cầu liên quan đến sự cố Điều kiện thử theo Điều 5.5.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể những yêu cầu cũng như phương pháp để xác định chất lượng dịch vụ tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13349:2021 như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?