Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử có phải là loại dịch vụ trung gian thanh toán hay không theo quy định?
Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử có phải là loại dịch vụ trung gian thanh toán hay không theo quy định?
Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử có phải là dịch vụ trung gian thanh toán không, thì theo quy định tại Điều 2 Thông tư 39/2014/TT-NHNN như sau:
Các loại dịch vụ trung gian thanh toán
1. Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, gồm:
a) Dịch vụ chuyển mạch tài chính;
b) Dịch vụ bù trừ điện tử;
c) Dịch vụ cổng thanh toán điện tử.
2. Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, gồm:
a) Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;
b) Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử;
c) Dịch vụ Ví điện tử.
Như vậy, theo quy định trên dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử thuộc dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán là một loại dịch vụ trung gian thanh toán.
Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử có phải là loại dịch vụ trung gian thanh toán hay không theo quy định? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung ứng hỗ trợ chuyển tiền điện tử phải có vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?
Doanh nghiệp cung ứng hỗ trợ chuyển tiền điện tử phải có vốn điều lệ tối thiểu được quy định tại Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 20/2016/TT-NHNN như sau:
Cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thực hiện cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (sau đây gọi tắt là Giấy phép) theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi tắt là Nghị định số 101/2012/NĐ-CP).
2. Tổ chức không phải là ngân hàng được xin cấp Giấy phép thực hiện một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán quy định tại Điều 2 Thông tư này trên cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP và các quy định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế các điều kiện này (nếu có).
Tại điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8, khoản 9 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 16/2019/NĐ-CP như sau:
Các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ này
1. Dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm:
a) Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử;
b) Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán;
c) Các dịch vụ trung gian thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Có Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức phê duyệt, trong đó tối thiểu phải có các nội dung:
(i) Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép, gồm: Tên, phạm vi cung ứng, đối tượng khách hàng, điều kiện sử dụng, sơ đồ và diễn giải các bước thực hiện nghiệp vụ, quy trình dòng tiền từ lúc khởi tạo giao dịch đến lúc quyết toán nghĩa vụ giữa các bên liên quan;
(ii) Cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán, gồm: Cơ chế mở và duy trì số dư tài khoản đảm bảo thanh toán, mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán;
(iii) Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp;
c) Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;
…
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp cung ứng hỗ trợ chuyển tiền điện tử phải có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng.
Doanh nghiệp cung ứng hỗ trợ chuyển tiền điện tử có các quyền nào?
Doanh nghiệp cung ứng hỗ trợ chuyển tiền điện tử có các quyền được quy định tại Điều 12 Thông tư 39/2014/TT-NHNN như sau:
- Quy định điều kiện sử dụng dịch vụ; yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin có liên quan khi sử dụng dịch vụ và trong quá trình sử dụng dịch vụ; từ chối, chấm dứt cung cấp dịch vụ khi khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để sử dụng dịch vụ, không tuân thủ quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ hoặc vi phạm các thỏa thuận khác.
- Quy định các biện pháp đảm bảo an toàn cho việc sử dụng dịch vụ.
- Quy định loại phí và mức phí sử dụng dịch vụ phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
- Lựa chọn ngân hàng, các tổ chức khác để ký kết hợp đồng cung ứng, phát triển dịch vụ trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả và phù hợp với nội dung Giấy phép và quy định của pháp luật.
- Các quyền khác theo hợp đồng với ngân hàng, khách hàng và đối tác phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?