Di tích lịch sử Việt Nam hiện nay được phân thành mấy cấp? Thủ tục xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia được thực hiện như thế nào?
Di tích lịch sử Việt Nam hiện nay được phân thành mấy cấp?
Di tích lịch sử là một dạng của di sản văn hoá vật thể, bao gồm các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Căn cứ Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009) thì di tích lịch sử Việt Nam được phân chia thành 03 cấp, dựa trên giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, cụ thể như sau:
(1) Di tích lịch sử cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương;
(2) Di tích lịch sử cấp quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia;
(3) Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
Di tích lịch sử việt nam hiện nay được phân thành mấy cấp? Thủ tục xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Công trình có gắn với sự kiện lịch sử đã đủ điều kiện để được công nhận là di tích lịch sử Việt Nam hay chưa?
Căn cứ Điều 28 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009)
1. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
d) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.
2. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
b) Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
Theo quy định trên thì chỉ cần đáp ứng được một trong các điều kiện được nêu tại khoản 1 Điều 28 Luật Di sản văn hóa 2001 là sẽ được công nhận là di tích lịch sử Việt Nam.
Tuy nhiên sự kiện lịch sử gắn với công trình xây dựng đó phải là sự kiện tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương.
Thủ tục xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 30 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009) quy định về thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích như sau:
1. Thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia;
c) Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giớ
2. Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó.
Bên cạnh đó tại Điều 31 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009) có quy định như sau:
Thủ tục xếp hạng di tích được quy định như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm kê di tích ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh; trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo lập hồ sơ khoa học trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, lập hồ sơ khoa học di tích tiêu biểu của Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa vào Danh mục di sản thế giới.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.
Từ những quy định trên thì thủ tục xếp hạng di tích cấp quốc gia được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập hồ sơ
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm kê di tích ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh; trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ và ra quyết định
Sau khi nhận được hồ sơ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ xem xét các điều kiện công nhận di tích lịch sử theo quy định.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ và công trình đáp ứng đủ điều kiện quy định thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
Lưu ý: Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?