Trách nhiệm của các cá nhân là chủ sở hữu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là gì?
- Trách nhiệm của các cá nhân là chủ sở hữu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là gì?
- Nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk?
- Hoạt động tuyên truyền quảng bá, giáo dục đào tạo trong việc phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được thực hiện như thế nào?
Trách nhiệm của các cá nhân là chủ sở hữu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là gì?
Trách nhiệm của các cá nhân là chủ sở hữu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 20/2022/QĐ-UBND, cụ thể như sau:
- Chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Văn hóa và Thông tin theo quy định. Định kỳ vào ngày 10/6 và 30/11 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích gửi về Phòng Văn hóa và Thông tin để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
- Cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp di tích có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hại di tích. Trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại, mất cắp di vật, cổ vật tại di tích phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.
- Cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp di tích không được tự ý di dời, tu sửa, làm thay đổi màu sắc, kiểu dáng hiện vật di tích hoặc tiếp nhận, đưa thêm hiện vật vào di tích khi chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham quan, nghiên cứu, học tập, trải nghiệm tại di tích (khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép); hướng dẫn tổ chức, cá nhân tham quan tại di tích chấp hành nội quy, quy chế; thực hiện việc bảo vệ môi trường và nếp sống văn minh tại di tích.
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của các cá nhân là chủ sở hữu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là gì? (Hình từ Internet)
Nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk?
Nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được quy định tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 20/2022/QĐ-UBND, cụ thể như sau:
- Nguồn tài chính để bảo vệ và phát huy giá trị di tích gồm: Ngân sách nhà nước, các khoản thu hợp pháp từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di tích; nguồn xã hội hóa.
Nguồn ngân sách nhà nước
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ quản lý di tích theo phân cấp Ngân sách hiện hành.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động phối hợp với các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính xây dựng kế hoạch tu bổ đối với những di tích thuộc ngân sách cấp tỉnh đầu tư.
Nguồn thu phí tham quan và các nguồn hợp pháp khác: Thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Nguồn xã hội hóa: Do cơ quan trực tiếp quản lý di tích (đối với các di tích có bộ máy độc lập, có con dấu, tài khoản riêng); Ban quản lý di tích cấp xã (đối với di tích không có bộ máy độc lập) tổ chức quản lý theo quy định, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, sử dụng cho các hoạt động quản lý, bảo tồn, tu bổ tôn tạo, chống xuống cấp, bảo vệ giữ gìn và tuyên truyền, phát huy giá trị di tích.
- Người trông coi trực tiếp di tích được hỗ trợ thù lao hàng tháng từ nguồn thu công đức và nguồn thu các hoạt động phát huy giá trị di tích. Trường hợp di tích không có nguồn thu này hoặc nguồn thu không đảm bảo, Ủy ban nhân dân nơi được phân công quản lý có trách nhiệm cân đối mức hỗ trợ phù hợp từ nguồn ngân sách được giao sau khi xin ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Nguồn tài chính dành cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích phải sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Hoạt động tuyên truyền quảng bá, giáo dục đào tạo trong việc phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được thực hiện như thế nào?
Hoạt động tuyên truyền quảng bá, giáo dục đào tạo trong việc phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được thực hiện theo Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 20/2022/QĐ-UBND, cụ thể như sau:
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá phát huy giá trị di tích; phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật liên quan nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân, các đơn vị hoạt động tại di tích; hướng dẫn các công ty lữ hành, hướng dẫn viên nội dung giới thiệu về di tích.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp UBND cấp huyện tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học gắn với bảo vệ di tích trên địa bàn.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk; Trung tâm Công nghệ và Cổng thông tin điện tử tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kiểm soát viên trong công ty TNHH MTV mới nhất? Kiểm soát viên trong công ty TNHH MTV do ai bổ nhiệm?
- Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” của Kiểm toán nhà nước tặng cho tập thể cấp vụ, cấp phòng đạt các tiêu chuẩn gì?
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên là cán bộ cấp xã mới nhất là mẫu nào? Cán bộ xã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì kiểm điểm nội dung gì?
- 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là gì? Được sử dụng lại khi nào?
- Mục tiêu thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước? Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng?