Để xây dựng biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải cho thuyền viên thì chủ tàu có những trách nhiệm gì?
Để xây dựng biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải cho thuyền viên thì chủ tàu có những trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 71 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về việc xây dựng biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải cho thuyền viên thì chủ tàu có những trách nhiệm sau:
(1) Hướng dẫn, tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho thuyền viên trước khi giao nhiệm vụ trên tàu biển hoặc khi giao công việc khác hoặc công việc có mức độ rủi ro cao hơn;
(2) Huấn luyện định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
(3) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra biện pháp loại trừ, giảm thiểu mối nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên;
(4) Phân định trách nhiệm cụ thể cho thuyền viên về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên tàu;
(5) Đối với tàu có từ năm thuyền viên trở lên, phải thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban an toàn lao động;
(6) Trang bị đầy đủ và hướng dẫn việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo hộ lao động và các thiết bị khác để phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên. Trang thiết bị bảo vệ cá nhân phải bảo đảm chất lượng theo quy định;
(7) Bảo đảm các loại máy, thiết bị, vật tư trên tàu có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng và phải được kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật;
(8) Bảo đảm người không có nhiệm vụ không được tiếp cận những khu vực trên tàu có ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn;
(9) Xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp đối với tai nạn lao động hàng hải liên quan đến thuyền viên và tổ chức diễn tập hàng năm.
Đồng thời, Chủ tàu còn có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định cho thuyền viên trong quá trình làm việc trên tàu biển.
Ngoài ra:
- Thuyền trưởng có trách nhiệm: đôn đốc, kiểm tra thường xuyên và định kỳ việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động của thuyền viên do chủ tàu lập ra; khắc phục các điều kiện mất an toàn trên tàu và báo cáo chủ tàu.
- Thuyền viên có trách nhiệm: thực hiện đầy đủ biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động do chủ tàu lập ra.
Để xây dựng biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải cho thuyền viên thì chủ tàu có những trách nhiệm gì? (Hình từ internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền nhận thông báo khi xảy ra tai nạn lao động hàng hải?
Căn cứ Điều 70 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định như sau:
Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp
1. Khi xảy ra tai nạn lao động hàng hải, chủ tàu hoặc thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động với cơ quan có thẩm quyền sau đây:
a) Cảng vụ hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng nước cảng biển;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam hoặc vùng biển quốc tế;
c) Cơ quan đại diện của Việt Nam nếu tàu đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài.
2. Việc điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, an toàn lao động.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền nhân thông báo khi xảy ra tai nạn lao động hàng hải bao gồm:
- Cảng vụ hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng nước cảng biển;
- Cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam hoặc vùng biển quốc tế;
- Cơ quan đại diện của Việt Nam nếu tàu đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài.
Đồng thời, việc điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, an toàn lao động.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải.
Tuy nhiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hiện nay đã sáp nhập với Bộ Nội vụ với tên gọi là mới là Bộ Nội vụ theo tiểu mục 2 Mục I Báo cáo 219/BC-BNV năm 2025, cho nên quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ được chuyển giao cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
4 nguyên tắc hoạt động hàng hải hiện nay ra sao?
Theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về 4 nguyên tắc hoạt động hàng hải hiện nay bao gồm:
(1) Hoạt động hàng hải phải tuân theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Hoạt động hàng hải phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ lợi ích, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(3) Hoạt động hàng hải phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải.
(4) Hoạt động hàng hải phải bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển bền vững môi trường và cảnh quan thiên nhiên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn kể về chiến dịch Điện Biên Phủ 7 5 1954 ngắn gọn? Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?
- 4+ Nghị luận xã hội về vấn nạn làm nhục trên mạng xã hội hay nhất dành cho học sinh lớp 12?
- Thi tốt nghiệp THPT 2025 bao nhiêu phút? Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 gồm có bao nhiêu môn? Danh mục phương thức xét tuyển 2025?
- 5 trường hợp chỉ định ban chấp hành công đoàn lâm thời hiện nay ra sao theo quy định của pháp luật?
- Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh vào ngày tháng năm nào? Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh rơi vào thứ mấy năm 2025?