Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh vào ngày tháng năm nào? Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh rơi vào thứ mấy năm 2025?
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh vào ngày tháng năm nào? Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh rơi vào thứ mấy năm 2025?
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời cho lớp lớp thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo.
Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh vào ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
*Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh rơi vào thứ mấy năm 2025?
Theo Lịch Vạn Niên tháng 5 năm 2025 cụ thể như sau:
Như vậy, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh rơi vào Thứ hai ngày 19/5/2025.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh vào ngày tháng năm nào? Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh rơi vào thứ mấy năm 2025? (Hình ảnh từ Internet)
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có thuộc ngày nghỉ lễ của người lao động không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ, tết trong năm như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, người lao động vẫn phải làm việc bình thường vào Ngày Quốc tế Gia đình vì ngày này không thuộc ngày nghỉ lễ của người lao động.
Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể xin nghỉ vào ngày này bằng những cách sau:
(1) Nghỉ phép
Căn cứ theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ có từ 12 - 16 ngày phép nếu làm đủ năm. Do vậy, nếu người lao động còn phép hoặc có thể được ứng phép trước thì có thể dùng ngày nghỉ phép để có thể nghỉ vào ngày này.
(2) Gộp phép
Căn cứ theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể thỏa thuận với cơ quan hoặc cấp trên để có thể nghỉ phép thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần.
Trong trường hợp, cấp trên đồng ý cho nghỉ gộp phép thì người lao động được hưởng nguyên lương đối với những ngày nghỉ đó.
(3) Xin nghỉ không lương
Người lao động có thể thỏa thuận với cơ quan, cấp trên của mình để được phép nghỉ không lương nếu đã hết ngày nghỉ phép hằng năm hoặc muốn tiết kiệm ngày phép.
Lưu ý: Việc nghỉ thêm ngày bằng cách gộp phép hay cả nghỉ không lương đều phải có thỏa thuận và được sự đồng ý của cấp trên hoặc cơ quan đang công tác; nếu tự ý nghỉ, người lao động bị coi là tự ý nghỉ bỏ việc.
Thu nhập của người lao động làm thêm giờ vào ngày sinh Bác Hồ có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ tại điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 12 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định về thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân như sau:
Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
...
i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
...
Như vậy, tiền lương của người lao động làm thêm giờ sẽ được miễn thuế phần tiền lương được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm việc trong giờ. Còn phần tiền còn lại vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm xuất hoá đơn khi tặng hàng không thu tiền là khi nào? Giá tính thuế đối với hàng tặng là bao nhiêu?
- Tổng hợp các bảo tàng ở TPHCM năm 2025? Danh sách các bảo tàng ở TPHCM cập nhật năm 2025 mới nhất?
- Thời hạn nộp báo cáo kết quả tập sự hành nghề đấu giá? Xem danh sách người đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự ở đâu?
- Duyệt binh 80 năm Quốc khánh 2 9 năm 2025 tại Hà Nội có diễn ra không? Ngày Quốc khánh 2 9 năm 2025 có duyệt binh không?
- Lịch chiêm bái Xá lợi Đức phật, Xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Đại lễ Vesak 2025?