5 trường hợp chỉ định ban chấp hành công đoàn lâm thời hiện nay ra sao theo quy định của pháp luật?
5 trường hợp chỉ định ban chấp hành công đoàn lâm thời hiện nay ra sao theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo tiết mục a tiểu mục 9.2 Mục 9 Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2020 có quy định về 5 trường hợp chỉ định ban chấp hành công đoàn lâm thời hiện nay như sau:
Công đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định ban chấp hành lâm thời công đoàn cấp dưới và các chức danh trong cơ quan thường trực của ban chấp hành lâm thời công đoàn (bằng văn bản) trong các trường hợp sau:
(1) Khi quyết định thành lập tổ chức công đoàn.
(2) Khi quyết định hợp nhất, nâng cấp, hạ cấp, chia tách, sáp nhập tổ chức công đoàn.
(3) Khi ban chấp hành công đoàn bị kỷ luật bằng hình thức giải tán.
(4) Khi không tổ chức được đại hội theo quy định.
(5) Khi không tổ chức được hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể, hội nghị ban chấp hành mở rộng theo Mục 7 của Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2020
5 trường hợp chỉ định ban chấp hành công đoàn lâm thời hiện nay ra sao theo quy định của pháp luật? (Hình từ internet)
Thời gian hoạt động của ban chấp hành công đoàn lâm thời hiện nay là bao lâu?
Theo tiết mục b tiểu mục 9.2 Mục 9 Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2020 có quy định như sau:
Ban chấp hành công đoàn các cấp theo Điều 11
...
9.2 Các trường hợp chỉ định ban chấp hành lâm thời
...
b. Thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn không quá 12 tháng. Trường hợp quá 12 tháng chưa tổ chức được đại hội thì công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định bằng văn bản cho phép kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời không quá 6 tháng, hoặc chấm dứt hoạt động của ban chấp hành lâm thời cũ và chỉ định ban chấp hành lâm thời mới.
c. Khi giải thể tổ chức công đoàn thì ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn chấm dứt hoạt động.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thời gian hoạt động của ban chấp hành công đoàn lâm thời hiện nay là không quá 12 tháng.
Đối với trường hợp quá 12 tháng mà chưa tổ chức được đại hội thì công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định bằng văn bản cho phép kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành công đoàn lâm thời không quá 6 tháng, hoặc chấm dứt hoạt động của ban chấp hành lâm thời cũ và chỉ định ban chấp hành lâm thời mới.
Ngoài ra, khi giải thể tổ chức công đoàn thì ban chấp hành và ủy ban kiểm tra công đoàn cũng sẽ chấm dứt hoạt động.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn viên hiện nay định quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn viên hiện nay như sau:
Đối với nhiệm vụ của Đoàn viên:
(1) Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(2) Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn các cấp, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định.
(3) Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.
(4) Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
(5) Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam và tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
Đối với quyền hạn của Đoàn viên:
(6) Được tham gia thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
(7) Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
(8) Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của tổ chức công đoàn; ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của tổ chức công đoàn; chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp.
(9) Được phổ biến đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn và người lao động; được đề xuất với tổ chức công đoàn kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
(10) Được công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật lao động, công đoàn; được công đoàn đại diện tham gia tố tụng trong các vụ án lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật.
(11) Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó khăn, hoạn nạn; được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch do công đoàn tổ chức; đoàn viên ưu tú được ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do công đoàn tổ chức; được công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ tìm việc làm, học nghề.
(12) Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn, các hình thức liên kết, hợp tác khác của công đoàn.
(13) Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí công đoàn, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày mất việc làm.
(14) Được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu, được công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do công đoàn hỗ trợ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào có phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp 2025? Phiếu số 2 thi tốt nghiệp THPT 2025 dùng để làm gì?
- Người đang nợ thuế Nhà nước có được thôi quốc tịch không? Thẩm quyền quyết định cho thôi quốc tịch thuộc về cơ quan nào?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 3 5 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 3 5 2025?
- Tiểu lưu vực sông là gì? 3 trạng thái của nguồn nước trên tiểu lưu vực sông bao gồm nội dung nào?
- Văn khấn khi chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni? Có thể chiêm bái Xá lợi Phật tại Núi Bà Đen vào ngày nào?