Để trở thành Đạo diễn truyền hình hạng I thì có yêu cầu phải có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) và có bằng tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị không?
- Chủ trì chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong, ngoài nước có thuộc trong nhiệm vụ của Đạo diễn truyền hình hạng I hay không?
- Để trở thành Đạo diễn truyền hình hạng I thì có yêu cầu phải có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) và có bằng tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị không?
- Đạo diễn truyền hình hạng I phải chủ trì ít nhất 02 (hai) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật thừa nhận có đúng không?
Chủ trì chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong, ngoài nước có thuộc trong nhiệm vụ của Đạo diễn truyền hình hạng I hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV quy định về nhiệm vụ đối với đạo diễn truyền hình hạng I như sau:
- Đề xuất và chủ trì tổ chức đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản, chỉ đạo việc xây dựng ý đồ đạo diễn, kịch bản phân cảnh; chọn diễn viên, cộng tác viên; tổ chức sưu tầm tư liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dàn dựng tác phẩm
- Tổ chức việc xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp tiến hành dàn dựng, sản xuất
- Chỉ đạo diễn xuất của nhân vật, diễn viên; hướng dẫn cộng tác viên và phối hợp với những người có liên quan nhằm thống nhất ý đồ sáng tạo, đảm bảo quy trình hoàn thành tác phẩm
- Tổ chức trình duyệt, sửa chữa nâng cao, bàn giao tác phẩm
- Theo dõi hiệu quả xã hội của tác phẩm sau khi đưa ra công chúng rộng rãi nhằm tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tác phẩm
- Phát hiện khuynh hướng nghệ thuật mới, xác định khuynh hướng nghệ thuật của chuyên ngành; tổng kết kinh nghiệm những tác phẩm đã dàn dựng tại đơn vị; tham gia tổng kết kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên ngành. Xác định và chỉ đạo tính thống nhất về phong cách nghệ thuật của đơn vị
- Chủ trì xây dựng Mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đạo diễn truyền hình hạng dưới, việc tập huấn cho diễn viên
- Tham gia hội đồng xét chuyển hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho đạo diễn truyền hình hạng dưới
- Chủ trì chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong, ngoài nước.
Như vậy thì chủ trì chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong, ngoài nước thuộc trong nhiệm vụ của Đạo diễn truyền hình hạng I.
Đạo diễn truyền hình hạng I
Để trở thành Đạo diễn truyền hình hạng I thì có yêu cầu phải có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) và có bằng tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị không?
Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Đạo diễn truyền hình hạng I, theo khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV có quy định:
- Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành đạo diễn trở lên
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT
- Có bằng tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Đạo diễn truyền hình hạng I.
Đạo diễn truyền hình hạng I phải chủ trì ít nhất 02 (hai) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật thừa nhận có đúng không?
Tại điểm d khoản 3 Điều 14 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Đạo diễn truyền hình hạng II như sau:
Đạo diễn truyền hình hạng II – Mã số: V.11.04.11
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng; các thành tựu về văn hoá nghệ thuật ở trong nước và thế giới;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về các loại hình văn học nghệ thuật; đặc trưng và đặc Điểm của môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan; về xã hội học và vận dụng có hiệu quả vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật;
c) Nắm vững các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong luyện tập, biểu diễn và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
d) Đã chủ trì ít nhất 02 (hai) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ hoặc tương đương);
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 13 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV quy định thì:
- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về văn hoá văn nghệ; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng; các thành tựu về văn hoá, văn nghệ ở trong nước và thế giới
- Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về các loại hình văn học nghệ thuật; đặc trưng và đặc Điểm của môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan; về xã hội học và vận dụng có hiệu quả vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật
- Nắm vững các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong luyện tập, biểu diễn và các quy định của pháp luật khác có liên quan
- Đã chủ trì ít nhất 04 (bốn) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc chủ trì ít nhất 02 (hai) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ hoặc tương đương);
Như vậy: thì đối với Đạo diễn truyền hình hạng I phải chủ trì được ít nhất 04 (bốn) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng.
Nếu không thì cần chủ trì ít nhất 02 (hai) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?