Để thực hiện giao dịch công cụ nợ theo hình thức thỏa thuận điện tử tại Sở giao dịch chứng khoán thì cần tuân thủ các nguyên tắc nào?

Cho tôi hỏi có thể thực hiện giao dịch công cụ nợ tại Sở giao dịch chứng khoán vào các khoảng thời gian nào trong tuần? Nếu lựa chọn thực hiện giao dịch công cụ nợ theo hình thức thỏa thuận điện tử thì cần phải tuân thủ các nguyên tắc gì? Giá thực hiện giao dịch công cụ nợ trên Sở Giao dịch Chứng khoán được tính dựa trên những cơ sở nào? Câu hỏi của chị Giang từ TP.HCM.

Việc giao dịch công cụ nợ tại Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện vào các ngày nào trong tuần?

Căn cứ Điều 15 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định về thời gian thực hiện giao dịch công cụ nợ như sau:

Thời gian giao dịch
1. Sở Giao dịch Chứng khoán tổ chức giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động và những ngày nghỉ giao dịch theo quy định của cơ quan quản lý.
2. Thời gian giao dịch cụ thể do Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán quy định sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Riêng thời gian chào giá cam kết chắc chắn thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước.

Theo quy định thì Sở Giao dịch Chứng khoán tổ chức giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động và những ngày nghỉ giao dịch theo quy định của cơ quan quản lý.

Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ quy định thời gian cụ thể thực hiện giao dịch công cụ nợ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Riêng thời gian chào giá cam kết của công cụ nợ chắc chắn thực hiện từ 09 giờ đến 10 giờ 30 phút trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 111/2018/TT-BTC.

Để thực hiện giao dịch công cụ nợ theo hình thức thỏa thuận điện tử tại Sở giao dịch chứng khoán thì cần tuân thủ các nguyên tắc nào?

Để thực hiện giao dịch công cụ nợ theo hình thức thỏa thuận điện tử tại Sở giao dịch chứng khoán thì cần tuân thủ các nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Để thực hiện giao dịch công cụ nợ theo hình thức thỏa thuận điện tử tại Sở giao dịch chứng khoán thì cần tuân thủ các nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 17 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định về hình thức giao dịch công cụ nợ như sau:

Hình thức giao dịch
1. Giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán được thực hiện theo hai hình thức thỏa thuận điện tử và thỏa thuận thông thường.
2. Thỏa thuận điện tử là hình thức giao dịch trong đó các lệnh giao dịch được chào với cam kết chắc chắn và thực hiện ngay khi có đối tác lựa chọn mà không cần có sự xác nhận lại. Giao dịch theo hình thức thỏa thuận điện tử được thực hiện theo một trong hai nguyên tắc sau:
a) Đối với hình thức thỏa thuận điện tử có tính chất toàn thị trường: Đại diện giao dịch của thành viên giao dịch nhập lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn vào hệ thống và lựa chọn các lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch. Nội dung lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn được quy định tại quy trình giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.
b) Đối với hình thức thỏa thuận điện tử có tính chất lựa chọn: Đại diện giao dịch của thành viên giao dịch, dựa trên các yêu cầu chào giá trên hệ thống, gửi các lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn đến đích danh đối tác gửi yêu cầu chào giá tương ứng và đối tác này sẽ lựa chọn lệnh chào phù hợp để thực hiện giao dịch. Nội dung của yêu cầu chào giá được quy định tại quy trình giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.
3. Thỏa thuận thông thường là hình thức giao dịch trong đó các bên tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch dưới hình thức trao đổi tin nhắn trên hệ thống giao dịch hoặc thông qua các phương tiện liên lạc khác và báo cáo kết quả vào hệ thống giao dịch để xác lập giao dịch. Kết quả giao dịch phải được báo cáo và nhập vào hệ thống giao dịch theo hướng dẫn tại quy chế của Sở Giao dịch Chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Sau khi đã thỏa thuận xong, giao dịch theo hình thức thỏa thuận thông thường được ghi nhận hiệu lực khi bên mua hoặc bên bán nhập lệnh giao dịch vào hệ thống giao dịch và bên bán hoặc bên mua đối ứng xác nhận lệnh giao dịch này. Nội dung báo cáo giao dịch được quy định trong quy trình giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.
4. Sở Giao dịch Chứng khoán quyết định thay đổi hoặc bổ sung hình thức giao dịch sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Trường hợp lựa chọn giao dịch công cụ nợ theo hình thức thỏa thuận điện tử thì cần phải thực hiện theo một trong hai nguyên tắc sau:

(1) Đối với hình thức thỏa thuận điện tử có tính chất toàn thị trường:

- Đại diện giao dịch của thành viên giao dịch nhập lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn vào hệ thống và lựa chọn các lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch.

- Nội dung lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn được quy định tại quy trình giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.

(2) Đối với hình thức thỏa thuận điện tử có tính chất lựa chọn:

- Đại diện giao dịch của thành viên giao dịch, dựa trên các yêu cầu chào giá trên hệ thống, gửi các lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn đến đích danh đối tác gửi yêu cầu chào giá tương ứng và đối tác này sẽ lựa chọn lệnh chào phù hợp để thực hiện giao dịch.

Nội dung của yêu cầu chào giá được quy định tại quy trình giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.

Giá thực hiện giao dịch công cụ nợ trên Sở Giao dịch Chứng khoán được tính dựa trên những cơ sở nào?

Căn cứ Điều 20 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định về giá thực hiện giao dịch như sau:

Giá thực hiện
1. Giá thực hiện các giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán được tính dựa trên giá yết, lãi danh nghĩa tích gộp (nếu có) và tỷ lệ phòng vệ rủi ro (nếu có).
2. Công thức tính giá thực hiện theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán.

Theo quy định trên thì giá thực hiện các giao dịch về công cụ nợ trên Sở Giao dịch Chứng khoán được tính dựa trên giá yết, lãi danh nghĩa tích gộp (nếu có) và tỷ lệ phòng vệ rủi ro (nếu có).

Công cụ nợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công cụ nợ được định nghĩa như thế nào? Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào công cụ nợ của Chính phủ đúng không?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký chứng khoán đối với trường hợp bổ sung công cụ nợ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán cần những giấy tờ nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm nắm giữ công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm có được xem là xung đột lợi ích không?
Pháp luật
Cơ quan nào thực hiện việc mua lại và hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước?
Pháp luật
Đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu là ai?
Pháp luật
Ngân hàng thanh toán giao dịch công cụ nợ có phải là Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không?
Pháp luật
Đề án mua lại công cụ nợ của Chính phủ từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP thay đổi ra sao?
Pháp luật
Quy định về hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ thực hiện từ 15/01/2024 theo hướng dẫn tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP như thế nào?
Pháp luật
Công cụ nợ là gì? Đề án mua lại công cụ nợ trước ngày đáo hạn có gồm nội dung dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và chi phí có liên quan không?
Pháp luật
Việc ký gửi công cụ nợ tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán được thực hiện trong trường hợp nào? Công cụ nợ bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công cụ nợ
1,175 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công cụ nợ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào