Để phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 thì cần đổi mới nhận thức tư duy và hoàn thiện thể chế chính sách như thế nào?

Mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 cần đáp ứng những tiêu chí gì? Để phát triển du lịch thì cần đổi mới nhận thức tư duy và hoàn thiện thể chế chính sách như thế nào? Tập trung xây dựng và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong việc phát triển du lịch ra sao? - Câu hỏi của bạn Việt đến từ Bắc Ninh.

Mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 cần đáp ứng những tiêu chí gì?

Tại Mục II.2 Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 quy định về mục tiêu chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 như sau:

II. MỤC TIÊU
1. Đến năm 2025
Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
- Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 - 80 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 13 - 14%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 12 - 14%.
- Tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 - 14%/năm.
- Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 - 14%/năm và khách nội địa từ 6 - 7%/năm.
2. Đến năm 2030
Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.
- Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15 - 17%.
- Tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8 - 9%/năm.
- Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8 - 10%/năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm.

Như vậy, có thể thấy Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

Về các mục tiêu mà nước ta đang hướng tới đó là tổng thu từ khách du lịch: Đạt 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 - 135 tỷ USD).

Tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp và phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa.

Để phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 thì cần đổi mới nhận thức tư duy và hoàn thiện thể chế chính sách như thế nào?

Để phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 thì cần đổi mới nhận thức tư duy và hoàn thiện thể chế chính sách như thế nào? (Hình từ Internet)

Để phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 thì cần đổi mới nhận thức tư duy và hoàn thiện thể chế chính sách như thế nào?

Cụ thể tại Mục III.1, Mục III.2 Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:

III. GIẢI PHÁP
1. Tiếp tục đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch
a) Nhận thức đầy đủ du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, mang nội dung văn hóa và nhân văn sâu sắc, đóng góp chính vào hội nhập kinh tế, tạo động lực cho các ngành khác phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng.
b) Đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
c) Nâng cao ý thức người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trong ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch và bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch Việt Nam.
2. Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
b) Ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng để huy động nguồn lực đầu tư tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch.
c) Thúc đẩy quan hệ hợp tác công - tư và các mô hình quản trị tích hợp các khu vực công và tư nhân, doanh nhân và cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững; thiết lập các điều kiện tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, kích thích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển lực lượng doanh nghiệp, hình thành nhiều doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh du lịch tiếp thu công nghệ mới, kỹ năng số và tiếp cận tài chính.
d) Ưu tiên nguồn lực cho công tác quy hoạch, đào tạo nhân lực, nghiên cứu thị trường, xúc tiến, phát triển sản phẩm du lịch; phát triển du lịch cộng đồng; bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
đ) Tiếp tục hoàn thiện chính sách tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh và đi lại cho khách du lịch quốc tế; tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các đường bay mới và trực tiếp kết nối Việt Nam với các thị trường du lịch trọng điểm và tiềm năng.
e) Hoàn thiện các quy định để quản lý và phát triển các mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực du lịch phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Tập trung xây dựng và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong việc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 ra sao?

Theo Mục IV Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 có quy định về nhiệm vụ trọng tâm đột phá thực hiện như sau:

IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ĐỘT PHÁ
1. Tập trung xây dựng và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm:
a) Quy hoạch phát triển du lịch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và du lịch.
b) Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm.
c) Các chương trình, đề án phát triển du lịch chuyên đề về thị trường, sản phẩm, nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá.
2. Tập trung huy động nguồn lực triển khai một số nhiệm vụ đột phá
a) Về phát triển kết cấu hạ tầng: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư mới sân bay Long Thành, Chu Lai...; nâng cấp, mở rộng các sân bay tại các địa bàn trọng điểm và tiềm năng, trước hết tại các sân bay như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Phú Quốc, Phú Bài, Vân Đồn...; đầu tư xây dựng một số cảng biển du lịch quốc tế và các tuyến đường bộ kết nối với các khu du lịch quốc gia.
b) Về tạo thuận lợi cho khách du lịch: Tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục cấp thị thực cho khách quốc tế, áp dụng chính sách thị thực điện tử với tất cả thị trường khách quốc tế; cải tiến mạnh mẽ quy trình kiểm soát thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, hải quan tại cửa khẩu đường không, đường bộ, đường biển, bảo đảm nhanh chóng và tiện lợi nhất cho khách quốc tế đến Việt Nam.
c) Đầu tư hình thành một số cụm du lịch đồng bộ, chất lượng, có quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế.
d) Phát triển du lịch thông minh: Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch; xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh để kết nối hạ tầng dịch vụ du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và cơ sở lưu trú du lịch.
đ) Phát triển du lịch cộng đồng: Có chính sách hỗ trợ nguồn lực cho người dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng; gắn phát triển du lịch văn hóa với trải nghiệm đời sống cộng đồng để nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Du lịch TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 thì cần đổi mới nhận thức tư duy và hoàn thiện thể chế chính sách như thế nào?
Pháp luật
Bãi cắm trại du lịch nên đặt cách bờ biển bao nhiêu mét là phù hợp và diện tích tại đơn vị cắm trại quy định như thế nào?
Pháp luật
Chương trình khai mạc du lịch hè năm 2024: Quy Nhơn Thiên đường biển - Tỏa sáng phát triển được tổ chức thế nào?
Pháp luật
Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng 2024 diễn ra khi nào? Thời gian, địa điểm các chương trình trong Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng năm 2024?
Pháp luật
Khu du lịch là gì? Dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục tham quan khu du lịch ở đâu là đẹp nhất?
Pháp luật
Địa điểm vui chơi hot dịp lễ 30/4 và 1/5 tại đảo Phú Quý gồm những địa điểm nào? Môi trường du lịch đảo Phú Quý là gì?
Pháp luật
Du lịch là gì và du lịch đảo Phú Quốc là ở đâu? Ngành du lịch đảo Phú Quốc sẽ phải thực hiện gì để bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Dịch vụ du lịch khác là loại nào? Nhà nước khuyến khích phát triển các loại dịch vụ du lịch khác ra sao?
Pháp luật
Quyền của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được quy định như thế nào? Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cần tuân thủ các nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Trong việc phát triển du lịch thì nhà nước có ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch địa phương không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Du lịch
8,442 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Du lịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Du lịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào