Để được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 2, viên chức phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 2 là gì?
- Để được thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tìm kiếm cứu hạn hàng hải hạng 2 phải có trình độ đại học đúng không?
- Có yêu cầu trình độ ngoại ngữ đối với viên chức tìm kiếm cứu hạn hàng hải hạng 2 hay không?
Điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 2 là gì?
Điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 2 được quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 38/2022/TT-BGTVT như sau:
Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng II - Mã số: V.12.45.02
...
4. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng II
Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng II khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng III và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng III và tương đương đã phải tham gia xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, sáng kiến cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng viên chức được giao nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Theo đó, viên chức được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 2 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 3 và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 3 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
- Trong thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 3 và tương đương đã phải tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, sáng kiến cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng viên chức được giao nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Chức danh nghề nghiệp tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 2 (Hình từ Internet)
Để được thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tìm kiếm cứu hạn hàng hải hạng 2 phải có trình độ đại học đúng không?
Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức tìm kiếm cứu hạn hàng hải hạng 2 được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 38/2022/TT-BGTVT như sau:
Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng II - Mã số: V.12.45.02
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải.
...
Theo đó, viên chức tìm kiếm cứu hạn hàng hải hạng 2 phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
Có yêu cầu trình độ ngoại ngữ đối với viên chức tìm kiếm cứu hạn hàng hải hạng 2 hay không?
Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nghiệp vụ của viên chức tìm kiếm cứu hạn hàng hải hạng 2 được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 38/2022/TT-BGTVT như sau:
Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng II - Mã số: V.12.45.02
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiến thức quản lý Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của vị trí việc làm và các quy định của pháp luật về viên chức; chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam;
b) Nắm vững tình hình và xu thế phát triển lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong nước và thế giới; cập nhật kịp thời những công nghệ hiện đại trong công tác tìm kiếm cứu nạn hàng hải của thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ công tác quản lý và xử lý thông tin;
c) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam;
d) Có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả; có kỹ năng soạn thảo văn bản, thuyết trình; giải quyết tốt các nhiệm vụ được giao;
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
...
Theo đó, viên chức tìm kiếm cứu hạn hàng hải hạng 2 phải sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?