Để được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì?
Khi nào doanh nghiệp phải xin Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật An toàn thông tin mạng 2015 có quy định như sau:
Sản phẩm nhập khẩu theo giấy phép trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng
1. Khi nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng thuộc Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép do Chính phủ quy định, doanh nghiệp phải có Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Như vậy doanh nghiệp chỉ phải xin Giấy phép nhập khẩu khi nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng thuộc Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép do Chính phủ quy định.
Đồng thời tại Điều 4 Nghị định 108/2016/NĐ-CP có quy định sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép bao gồm:
- Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;
- Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng;
- Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập.
Danh Mục chi Tiết các sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép hiện nay được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BTTTT ngày 20 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Để được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Để được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 48 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy phép kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng;
- Sản phẩm an toàn thông tin mạng phải thực hiện chứng nhận, công bố hợp quy theo quy định tại Điều 39 Luật An toàn thông tin mạng 2015; cụ thể quy định:
Đánh giá hợp chuẩn, hợp quy về an toàn thông tin mạng
1. Việc đánh giá hợp chuẩn, hợp quy về an toàn thông tin mạng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Trước khi tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm an toàn thông tin mạng vào lưu thông trên thị trường phải thực hiện chứng nhận hợp quy hoặc công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy;
b) Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.
2. Việc đánh giá hợp chuẩn, hợp quy về an toàn thông tin mạng phục vụ hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng được thực hiện tại tổ chức chứng nhận sự phù hợp do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định.
3. Việc đánh giá hợp chuẩn, hợp quy đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được thực hiện tại tổ chức chứng nhận sự phù hợp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ định.
4. Việc thừa nhận kết quả đánh giá hợp chuẩn, hợp quy về an toàn thông tin mạng giữa Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ khác, giữa tổ chức chứng nhận sự phù hợp của Việt Nam với tổ chức chứng nhận sự phù hợp của quốc gia, vùng lãnh thổ khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm an toàn thông tin mạng không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng được quy định thế nào?
Về hồ sơ và thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng được quy định tại Điều 7 Thông tư 13/2018/TT-BTTTT và Điều 9 Thông tư 13/2018/TT-BTTTT (Được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BTTTT) cụ thể:
(1) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 01 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BTTTT. Tải về
- Giấy chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy: bản sao có chứng thực, trường hợp bản sao không có chứng thực thì mang bản chính để đối chiếu.
- Tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng của sản phẩm đề nghị nhập khẩu: bản sao, bằng tiếng Việt Nam hoặc tiếng Anh.
(2) Về thủ tục:
- Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục An toàn thông tin kiểm tra và gửi thông báo cho doanh nghiệp về tính đầy đủ của hồ sơ theo quy bằng văn bản hoặc hình thức điện tử.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện bổ sung theo yêu cầu của Cục An toàn thông tin.
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp.
Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật An toàn thông tin mạng 2015, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép nhập khẩu cho doanh nghiệp .
Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, trong đó nêu rõ lý do không cấp phép
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?