Để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thì cá nhân phải đạt trình độ trung cấp trở lên phải không?
- Để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thì cá nhân phải đạt trình độ trung cấp trở lên phải không?
- Nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy tại đâu?
- Cán bộ, chiến sĩ được phân công thực hiện giải quyết hồ sơ cấp Chứng chỉ tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thế nào?
Để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thì cá nhân phải đạt trình độ trung cấp trở lên phải không?
Theo điểm b khoản 3 Điều 43 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp chứng chỉ phòng cháy và chữa cháy như sau:
Văn bằng, chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy và điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy
...
3. Điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:
...
b) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:
Có trình độ cao đẳng trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;
Đã tham gia thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 dự án, công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Theo đó, khi một cá nhân muốn được cấp Chứng chỉ về hành nghề tư vấn thiết kế phòng cháy và chữa cháy thì người này phải đáp ứng yêu cầu có trình độ cao đẳng trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
Còn đối với trình độ trung cấp áp dụng cho cá nhân muốn cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy và Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy (tại điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 43 Nghị định 136/2020/NĐ-CP).
Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Hình từ Internet)
Nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy tại đâu?
Theo khoản 1, khoản 6 và khoản 11 Điều 44 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp, thẩm quyền và hình thức nộp hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy thì:
* Đầu tiên, về hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
(1) Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC30);
(2) Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC31);
(3) Văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;
(4) 02 ảnh màu, cỡ 3x4 cm của cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy.
* Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp đó là Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy theo một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, chiến sĩ được phân công thực hiện giải quyết hồ sơ cấp Chứng chỉ tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thế nào?
Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư 06/2022/TT-BCA quy định như sau:
- Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ có trách nhiệm nghiên cứu, đối chiếu hồ sơ đã tiếp nhận với nội dung quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và thực hiện các bước:
+ Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Dự thảo Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC32 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP , báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký.
Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm e mục 5 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCA;
+ Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký.
Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, đ và điểm e mục 5 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCA;
- Sau khi Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản trả lời được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;
- Bàn giao Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản trả lời và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?