Để đảm nhiệm chức danh Giám định viên kỹ thuật thuộc lĩnh vực kỹ thuật hình sự cần đáp ứng những điều kiện gì?
Giám định viên kỹ thuật lĩnh vực kỹ thuật hình sự cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Giám định viên kỹ thuật lĩnh vực kỹ thuật hình sự (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư 32/2022/TT-BCA quy định như sau:
Tiêu chuẩn giám định viên kỹ thuật hình sự
Tiêu chuẩn giám định viên kỹ thuật hình sự theo khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp được quy định cụ thể như sau:
1. Là sĩ quan nghiệp vụ Công an, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, công chức thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
3. Có văn bằng giáo dục đại học trở lên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hoặc văn bằng giáo dục đại học do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp được công nhận theo điều ước quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ký. Cụ thể:
e) Giám định viên kỹ thuật: thuộc một trong những nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; nhóm ngành kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin; nhóm ngành kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật; nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí; ngành kỹ thuật xây dựng; ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông; ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; ngành chỉ huy, quản lý kỹ thuật; ngành kỹ thuật Công an nhân dân.
4. Đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định kỹ thuật hình sự trong lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên (không tính thời gian tham gia học các loại hình đào tạo trong giờ hành chính) sau khi tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành đề nghị bổ nhiệm giám định viên.
5. Có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ giám định ở chuyên ngành được đề nghị bổ nhiệm do Viện Khoa học hình sự hoặc cơ quan khoa học hình sự ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ký.
Theo đó, giám định viên kỹ thuật lĩnh vực kỹ thuật hình sự cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
- Là sĩ quan nghiệp vụ Công an, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, công chức thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
- Có văn bằng giáo dục đại học trở lên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hoặc văn bằng giáo dục đại học do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp được công nhận theo điều ước quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ký.
Cụ thể thuộc một trong những nhóm ngành như sau:
+ Nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông;
+ Nhóm ngành kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông;
+ Nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin;
+ Nhóm ngành kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật;
+ Nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí;
+ Ngành kỹ thuật xây dựng;
+ Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông;
+ Ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; ngành chỉ huy, quản lý kỹ thuật;
+ Ngành kỹ thuật Công an nhân dân.
- Đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định kỹ thuật hình sự trong lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên (không tính thời gian tham gia học các loại hình đào tạo trong giờ hành chính) sau khi tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành đề nghị bổ nhiệm giám định viên.
- Có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ giám định ở chuyên ngành được đề nghị bổ nhiệm do Viện Khoa học hình sự hoặc cơ quan khoa học hình sự ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ký.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật lĩnh vực kỹ thuật hình sự gồm những thành phần nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2022/TT-BCA quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự
1. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự được làm thành 02 bộ, ngoài các văn bản quy định tại Điều 8 Luật Giám định tư pháp còn phải có các văn bản sau:
a) Bản tự kiểm điểm của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự trong thời gian giúp việc đối với hoạt động giám định kỹ thuật hình sự có nhận xét của đơn vị nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
b) 02 ảnh màu cỡ 2cmx3cm, ảnh trung thực, rõ nét, phông ảnh màu xanh nước biển, không đeo kính, mặc trang phục xuân hè, đeo số hiệu, đội mũ đúng điều lệnh Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và đúng quy định của Viện kiểm sát nhân dân.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật lĩnh vực kỹ thuật hình sự gồm những thành phần như sau:
- Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Giám định tư pháp hoặc đơn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cá nhân đã là giám định viên tư pháp nhưng bị miễn nhiệm do nghỉ hưu hoặc thôi việc để thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm.
- Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp.
- Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
- Chứng chỉ đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
- Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định.
- Bản tự kiểm điểm của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự trong thời gian giúp việc đối với hoạt động giám định kỹ thuật hình sự có nhận xét của đơn vị nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
- 02 ảnh màu cỡ 2cmx3cm, ảnh trung thực, rõ nét, phông ảnh màu xanh nước biển, không đeo kính, mặc trang phục xuân hè, đeo số hiệu, đội mũ đúng điều lệnh Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và đúng quy định của Viện kiểm sát nhân dân.
Hoạt động giám định đối với các chuyên ngành giám định phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Tại Điều 5 Thông tư 32/2022/TT-BCA quy định hoạt động giám định đối với các chuyên ngành giám định phải thực hiện như sau:
Các loại vụ, việc khi tiến hành giám định phải do giám định viên chuyên ngành đó thực hiện theo quy chuẩn chuyên môn, quy trình giám định hoặc phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ.
Đối với một vụ, việc cần nhiều giám định viên chuyên ngành khác nhau thực hiện thì các giám định viên đó phải có chuyên môn phù hợp, tuân thủ theo quy chuẩn chuyên môn, quy trình giám định hoặc phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành đó quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?