Đề cương giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm những nội dung cơ bản nào? Có cần lưu trữ và bảo quản đề cương giám định không?
Đề cương giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 14/2020/TT-NHNN, khi chuẩn bị giám định giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phải tiến hành lập đề cương giám định gồm những nội dung cơ bản sau:
- Xác định và thu thập các quy chuẩn chuyên môn dự kiến được áp dụng khi thực hiện giám định;
- Xác định máy móc, phương tiện, thiết bị, dịch vụ dự kiến sử dụng, áp dụng khi thực hiện giám định (nếu có) và thông báo cho người trưng cầu giám định;
- Xây dựng chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện giám định, chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị, chi phí vật tư tiêu hao, chi phí sử dụng dịch vụ, các chi phí khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung, yêu cầu giám định và gửi, thông báo cho người trưng cầu giám định;
- Xác định phương pháp thực hiện giám định; các bước thực hiện giám định; tiến độ, thời gian dự kiến hoàn thành giám định;
- Các hoạt động, điều kiện khác để thực hiện giám định.
Đề cương giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm những nội dung cơ bản nào? Có cần lưu trữ và bảo quản đề cương giám định không? (Hình từ Internet)
Khi lập hồ sơ giám định tư pháp để bảo quản và lưu trữ có bao gồm đề cương giám định tư pháp không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 14/2020/TT-NHNN thì khi lập hồ sơ giám định tư pháp để bảo quản và lưu trữ phải bao gồm các tài liệu sau:
- Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật kèm theo;
- Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc giao thực hiện giám định tư pháp;
- Văn bản của đơn vị được giao giám định tư pháp về việc cử giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định;
- Biên bản giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật;
- Đề cương giám định;
- Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc thuê máy móc, phương tiện, thiết bị, dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);
- Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
- Quyết định thành lập Hội đồng giám định đối với trường hợp giám định lại lần thứ hai (nếu có);
- Bản ảnh giám định (nếu có);
- Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung (nếu có), kết luận giám định lại (nếu có);
- Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có).
Như vậy, khi lập hồ sơ giám định tư pháp để bảo quản và lưu trữ phải có đề cương giám định.
Hồ sơ giám định tư pháp được lưu trữ và bảo quản nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Thông tư 14/2020/TT-NHNN về việc lập, bàn giao, lưu giữ hồ sơ giám định như sau:
Lập, bàn giao, lưu giữ hồ sơ giám định
...
2. Bàn giao hồ sơ giám định:
a) Hồ sơ giám định tư pháp của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc bàn giao cho đơn vị có giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định.
b) Hồ sơ giám định tư pháp của Tổ giám định tư pháp được bàn giao cho đơn vị có thành viên được giao làm đầu mối của Tổ giám định tư pháp.
c) Hồ sơ giám định tư pháp của Hội đồng giám định được bàn giao cho đơn vị có thành viên là Chủ tịch hội đồng.
3. Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
4. Khai thác, sử dụng hồ sơ giám định tư pháp:
a) Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc được khai thác, sử dụng hồ sơ giám định tư pháp để phục vụ hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Như vậy, hồ sơ giám định tư pháp được lưu trữ và bảo quản nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động tố tụng.
Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc được khai thác và sử dụng hồ sơ giám định tư pháp để phục vụ hoạt động tố tụng khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?