Để chỉ định sử dụng thuốc tại các trạm y tế xã chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định thuốc, y sĩ cần khai thác những thông tin gì từ người bệnh?
- Để chỉ định sử dụng thuốc tại các trạm y tế xã chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định thuốc, y sĩ cần khai thác những thông tin gì từ người bệnh?
- Y sĩ khi ghi chỉ định sử dụng thuốc phải ghi những nội dung gì và ghi theo trình tự như thế nào?
- Khi chỉ định thời gian dùng thuốc với người bệnh cấp cứu, y sĩ tại các trạm y tế xã chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định thuốc chỉ định như thế nào?
Để chỉ định sử dụng thuốc tại các trạm y tế xã chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định thuốc, y sĩ cần khai thác những thông tin gì từ người bệnh?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định về trách nhiệm trong việc chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc như sau:
Trách nhiệm trong việc chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc
1. Người chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh (gọi chung là Thầy thuốc) bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sĩ tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã) và bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố (gọi chung là bệnh viện huyện) chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh;
c) Lương y, y sĩ y học cổ truyền tại các trạm y tế xã và bệnh viện huyện chịu trách nhiệm về chỉ định các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cho người bệnh;
d) Hộ sinh viên tại các trạm y tế xã khi không có bác sĩ, y sĩ được chỉ định thuốc cấp cứu trong trường hợp đỡ đẻ.
...
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định về thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc như sau:
Thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc
1. Khi khám bệnh, Thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng, liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vòng 24 giờ và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án (giấy hoặc điện tử theo quy định của Bộ Y tế) để chỉ định sử dụng thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc.
...
Theo đó, y sĩ tại các trạm y tế xã và bệnh viện huyện chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh là một trong những người chịu trách nhiệm về chỉ định thuốc cho người bệnh.
Khi khám bệnh, y sỹ phải khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng, liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vòng 24 giờ và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án (giấy hoặc điện tử theo quy định của Bộ Y tế) để chỉ định sử dụng thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc.
Chỉ định sử dụng thuốc tại các trạm y tế xã chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định thuốc (Hình từ Internet)
Y sĩ khi ghi chỉ định sử dụng thuốc phải ghi những nội dung gì và ghi theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định về thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc như sau:
Thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc
...
3. Cách ghi chỉ định thuốc
a) Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.
b) Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc.
c) Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các đường dùng khác.
...
Theo quy định trên, chỉ định sử dụng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.
Nội dung chỉ định thuốc gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc.
Y sĩ khi ghi chỉ định thuốc theo trình tự sau: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các đường dùng khác.
Khi chỉ định thời gian dùng thuốc với người bệnh cấp cứu, y sĩ tại các trạm y tế xã chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định thuốc chỉ định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định về thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc như sau:
Thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc
...
5. Chỉ định thời gian dùng thuốc
a) Trường hợp người bệnh cấp cứu, thầy thuốc chỉ định thuốc theo diễn biến của bệnh.
b) Trường hợp người bệnh cần theo dõi để lựa chọn thuốc hoặc lựa chọn liều thích hợp, thầy thuốc chỉ định thuốc hàng ngày.
c) Trường hợp người bệnh đã được lựa chọn thuốc và liều thích hợp, thời gian chỉ định thuốc tối đa không quá 2 ngày (đối với ngày làm việc) và không quá 3 ngày (đối với ngày nghỉ).
...
Theo quy định trên, trường hợp người bệnh cấp cứu, y sĩ tại các trạm y tế xã chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định thuốc chỉ định thuốc theo diễn biến của bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?