Để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì có những nguyên tắc kiểm tra nào? Ai có quyền kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
- Để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì có những nguyên tắc kiểm tra vi phạm như thế nào?
- Cá nhân có liên quan đến bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm như thế nào?
- Người nào có thẩm quyền kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
- Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm những nội dung gì?
Để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì có những nguyên tắc kiểm tra vi phạm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 39/2011/TT-BCA có quy định về nguyên tắc kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Nguyên tắc kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Mọi hành vi vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được phát hiện, xử lý kịp thời, chính xác, khách quan; mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải do người có thẩm quyền quy định tại Điều 3 Thông tư này tiến hành.
Như vậy, theo quy định trên nguyên tắc kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định như sau:
- Mọi hành vi vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được phát hiện, xử lý kịp thời, chính xác, khách quan; mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật
- Việc kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải do người có thẩm quyền quy định tại Điều 3 Thông tư này tiến hành.
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Cá nhân có liên quan đến bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 39/2011/TT-BCA quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phát hiện và thông báo kịp thời đến Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất về hành vi vi phạm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm phối hợp với lực lượng Công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ, cơ quan Công an khi nhận được tin báo về hành vi vi phạm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phát hiện và thông báo kịp thời đến Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất về hành vi vi phạm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Đồng thời, cá nhân có liên quan đến bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm phối hợp với lực lượng Công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Người nào có thẩm quyền kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 39/2011/TT-BCA quy định như sau:
Thẩm quyền kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân thuộc các lực lượng: Cảnh sát giao thông đường bộ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động và Trưởng Công an cấp xã.
Như vậy, người có thẩm quyền kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân thuộc các lực lượng: Cảnh sát giao thông đường bộ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động và Trưởng Công an cấp xã.
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 39/2011/TT-BCA quy định như sau:
Nội dung và phương pháp kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra công trình đường bộ, phát hiện kịp thời các vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được quy định tại Điều 15, Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác;
b) Kiểm tra phần đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ, phát hiện các vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5, Điều 18 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn giao thông đường bộ, được xác định theo Điều 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Kiểm tra việc khắc phục hậu quả của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
…
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm những nội dung được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?