Để bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng thì Nhà nước có những chính sách đầu tư gì?
Vùng đất ngập nước quan trọng được phân cấp như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 66/2019/NĐ-CP về tiêu chí xác định vùng đất ngập nước quan trọng như sau:
Tiêu chí xác định vùng đất ngập nước quan trọng
1. Vùng đất ngập nước quan trọng là vùng đất ngập nước có diện tích từ 50 ha trở lên đối với đất ngập nước ven biển, ven đảo hoặc từ 5 ha trở lên đối với đất ngập nước nội địa, có chứa hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:
a) Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái;
b) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm hoặc của 1.000 cá thể chim nước, chim di cư trở lên hoặc nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của ít nhất một loài thủy sản có giá trị;
c) Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, cân bằng sinh thái cho một vùng sinh thái của địa phương, liên tỉnh, quốc gia, quốc tế;
d) Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa đối với địa phương, quốc gia, quốc tế.
2. Vùng đất ngập nước quan trọng được phân cấp thành vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia và vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương.
3. Vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia là vùng đất ngập nước quan trọng có diện tích từ 5.000 ha trở lên đối với đất ngập nước ven biển, ven đảo hoặc vùng có diện tích từ 300 ha trở lên đối với đất ngập nước nội địa và đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:
a) Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái liên tỉnh hoặc quốc gia;
b) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài đặc hữu hoặc 05 loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc của 10.000 cá thể chim nước, chim di cư trở lên;
c) Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, cân bằng sinh thái của một vùng liên tỉnh hoặc quốc gia;
d) Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa đối với quốc gia.
4. Vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương là vùng đất ngập nước quan trọng thuộc địa bàn quản lý của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, vùng đất ngập nước quan trọng được phân cấp thành vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia và vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương.
Vùng đất ngập nước quan trọng (Hình từ Internet)
Việc quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng gồm những nội dung nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 66/2019/NĐ-CP thì việc quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng gồm những nội dung sau:
+ Diện tích, ranh giới của vùng đất ngập nước, các kiểu đất ngập nước;
+ Chế độ thủy văn, chất lượng môi trường nước, trầm tích đáy;
+ Đa dạng sinh học và mối đe dọa.
Để bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng thì Nhà nước có những chính sách đầu tư gì?
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 66/2019/NĐ-CP về chính sách đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng như sau:
Chính sách đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm:
a) Ưu tiên hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar, vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước.
2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật quản lý và bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước;
b) Đầu tư xây dựng phát triển vùng đệm phục vụ bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar; các mô hình sinh kế bền vững tại vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước và mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng;
c) Các hạng mục đầu tư khác liên quan đến quản lý và bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước ưu đãi đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Phục hồi các sinh cảnh, môi trường sống của các loài nguy cấp, quý, hiếm; nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; phục hồi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái;
b) Bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm; nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài chim di cư, chim nước thuộc các vùng đất ngập nước quan trọng;
c) Chuyển đổi các sinh kế bền vững về môi trường và hài hòa với thiên nhiên, đa dạng sinh học.
Như vậy, để bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng thì Nhà nước có những chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư được quy định tại Điều 28 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?