Để bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thì có các biện pháp bảo vệ nào được áp dụng?
- Để bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thì có các biện pháp bảo vệ nào được áp dụng?
- Việc quản lý tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính do cơ quan nào thực hiện?
- Ngoài trách nhiệm quản lý tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính Bộ Tư pháp còn có các trách nhiệm gì?
Để bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thì có các biện pháp bảo vệ nào được áp dụng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 20/2016/NĐ-CP quy định về các biện pháp bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính gồm có:
1. Sử dụng kênh mã hóa và xác thực người dùng cho các hoạt động sau: đăng nhập quản trị hệ thống, đăng nhập vào các ứng dụng, gửi nhận dữ liệu tự động giữa các máy chủ, nhập và biên tập dữ liệu.
2. Mã hóa và bảo mật đường truyền, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
3. Áp dụng các biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
4. Thực hiện lưu vết việc tạo, thay đổi, xóa thông tin dữ liệu để phục vụ cho việc quản lý, giám sát hệ thống.
5. Thực hiện các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Để bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thì có các biện pháp bảo vệ nào được áp dụng? (Hình từ Internet)
Việc quản lý tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính do cơ quan nào thực hiện?
Nội dung này được quy định tại Điều 14 Nghị định 20/2016/NĐ-CP như sau:
Quản lý tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Bộ Tư pháp thực hiện việc quản lý tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính như sau:
1. Cấp, thu hồi tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Giới hạn, rà soát, kiểm tra quyền quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính của cơ quan hoặc người được phân quyền.
Theo đó việc quản lý tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính sẽ do Bộ Tư pháp thực hiện theo quy định nêu trên.
Ngoài trách nhiệm quản lý tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính Bộ Tư pháp còn có các trách nhiệm gì?
Tại Điều 19 Nghị định 20/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính như sau:
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
b) Xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm các Điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật để Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính vận hành ổn định và liên tục;
c) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền việc mở rộng, nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
d) Hướng dẫn thống nhất quy trình cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực cho việc xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
e) Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, công chức thuộc cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này về kỹ năng cập nhật thông tin và khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, công chức thuộc cơ quan quy định tại các Khoản 6 và 7 Điều 2 Nghị định này về kỹ năng khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.
2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia từ ngày 1/7/2025 theo Luật Dữ liệu 2024 quy định như thế nào?
- Ngày 26 12 âm là bao nhiêu dương? 26 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 26 tháng Chạp được nghỉ Tết chưa?
- Mức thu lệ phí trước bạ ô tô 2025 là bao nhiêu? Đối tượng nào phải nộp lệ phí trước bạ ô tô?
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?