Đất nông nghiệp hết hạn sẽ tự động gia hạn thời hạn sử dụng hay phải đăng ký gia hạn? Thực hiện xác nhận lại thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào?
- Đất nông nghiệp đang trồng cây lâu năm hết hạn sẽ tự động gia hạn thời hạn sử dụng hay phải đăng ký gia hạn?
- Thực hiện xác nhận lại thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào?
- Cá nhân, hộ gia đình bị mất sổ đỏ của đất nông nghiệp trồng cây lâu năm thì cấp lại như thế nào?
Đất nông nghiệp đang trồng cây lâu năm hết hạn sẽ tự động gia hạn thời hạn sử dụng hay phải đăng ký gia hạn?
>>Xem thêm: Tải về Tổng hợp các văn bản hiện hành về Luật Đất đai mới nhất
Nội dung trên được quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai 2013 như sau:
Điều 126. Đất sử dụng có thời hạn
1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.
Như vậy theo quy định trên khi đất nông nghiệp của nhà bạn đang trồng xoài mà hết hạn thì trường hợp gia đình bạn vẫn đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp như trồng xoài hay bất kì loại cây nông nghiệp nào khác thì sẽ được tiếp tục sử dụng mà không cần gia hạn. Tuy nhiên nếu có nhu cầu gia đình bạn có thể thực hiện thủ tục xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận.
Đất nông nghiệp hết hạn sẽ tự động gia hạn thời hạn sử dụng hay phải đăng ký gia hạn?
Thực hiện xác nhận lại thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận của cá nhân, hộ gia đình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 10 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (Sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
Đối với trường hợp thửa đất được tách ra từ Giấy chứng nhận đã cấp chung cho nhiều thửa đất để cấp riêng một Giấy chứng nhận thì không kê khai, không xác nhận các thông tin tại điểm 5 của mục I, các mục II và IV của Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất đến UBND xã
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai
Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận lại thời hạn tiếp tục sử dụng đất.
Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai 2013 và Khoản 3 Điều 210 Luật Đất đai 2013 vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Cá nhân, hộ gia đình bị mất sổ đỏ của đất nông nghiệp trồng cây lâu năm thì cấp lại như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
- Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
- Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.
+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân.
+ Trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?