Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động gì? Chương trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động gì?
Theo Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
2. Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
3. Mô-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc của một nghề.
...
Theo đó, đào tạo nghề nghiệp được hiểu là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động gì? Chương trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu nào? (hình từ internet)
Chương trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Tại Điều 34 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:
Chương trình đào tạo
1. Chương trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thể hiện được mục tiêu đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô-đun, tín chỉ, môn học, từng chuyên ngành hoặc từng nghề và từng trình độ;
b) Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân;
c) Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
2. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn và phê duyệt chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.
Chiếu theo quy định này thì chương trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Thể hiện được:
+ Mục tiêu đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng;
+ Quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp;
+ Phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo;
+ Cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô-đun, tín chỉ, môn học, từng chuyên ngành hoặc từng nghề và từng trình độ;
- Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động;
+ Phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;
+ Bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân;
- Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Lưu ý: chương trình đào tạo nghề nghiệp được nêu trong bài viết là chương trình đào tạo chính quy.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp ra sao?
Tại Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau đây:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông;
b) Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp;
c) Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp.
3. Tổ chức đào tạo thường xuyên theo quy định tại Mục 2 Chương III của Luật này.
4. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học.
...
Như vậy, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp như sau:
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông;
- Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp;
- Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?