Danh sách sáp nhập các tỉnh thành mới nhất theo Đề án được ban hành kèm theo Quyết định số 759?
- Danh sách sáp nhập các tỉnh thành mới nhất theo Đề án được ban hành kèm theo Quyết định số 759?
- Số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh sau sáp nhập các tỉnh thành là bao nhiêu theo Quyết định 759?
- Có tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức cấp xã sau sáp nhập các tỉnh thành không?
Danh sách sáp nhập các tỉnh thành mới nhất theo Đề án được ban hành kèm theo Quyết định số 759?
Căn cứ theo tiểu mục 3.2.2 Mục IV Phần thứ hai Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 ĐVHC cấp tỉnh như sau:
(1) Sáp nhập tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tuyên Quang.
(2) Sáp nhập tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai.
(3) Sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên.
(4) Sáp nhập tỉnh Hòa Bình, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ để thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ.
(5) Sáp nhập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Bắc Ninh.
(6) Sáp nhập tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên,.
(7) Sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Hải Phòng.
(8) Sáp nhập tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình (đã được quy hoạch đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương) thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình.
(9) Sáp nhập tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Trị.
(10) Sáp nhập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Đà Nẵng.
(11) Sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi.
(12) Sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai.
(13) Sáp nhập tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Khánh Hòa.
(14) Sáp nhập tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng.
(15) Sáp nhập tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đắk Lắk.
(16) Sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Hồ Chí Minh.
(17) Sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai.
(18) Sáp nhập tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh.
(19) Sáp nhập tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ thành 01 thành phố trực thuộc trung ương mới có tên gọi là thành phố Cần Thơ.
(20) Sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long.
(21) Sáp nhập tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp.
(22) Sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau.
(23) Sáp nhập tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang.
Như vậy, sau khi sáp nhập các tỉnh thành 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ còn lại 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Danh sách sáp nhập các tỉnh thành mới nhất theo Đề án được ban hành kèm theo Quyết định số 759? (Hình từ Internet)
Số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh sau sáp nhập các tỉnh thành là bao nhiêu theo Quyết định 759?
Căn cứ theo tiểu mục 1.1.2 Mục V Phần thứ hai Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định về biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh như sau:
1.1.2. Biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp tỉnh sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức (số có mặt) của cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản bố trí theo đúng quy định. Sau khi chính quyền địa phương cấp tỉnh sau sắp xếp đi vào hoạt động, đề nghị Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Đảng ủy Chính phủ và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh để xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cho các địa phương.
Như vậy, Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 chỉ quy định số lượng cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức (số có mặt) của cấp tỉnh trước sắp xếp.
Có tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức cấp xã sau sáp nhập các tỉnh thành không?
Căn cứ theo tiểu mục 1.2.3 Mục V Phần thứ hai Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định về biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã như sau:
1.2.3. Biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã
Do quy mô ĐVHC cấp xã lớn hơn so với hiện nay và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã tăng lên (thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã hiện nay). Theo đó, Chính phủ dự kiến biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã theo định hướng như sau:
(1) Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp để bố trí cho các ĐVHC cấp xã mới (sau sắp xếp). Thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định. Giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã cho các địa phương.
...
Như vậy, số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức cấp xã sau sáp nhập các tỉnh thành dự kiến trước mắt sẽ giữ nguyên số lượng không tăng thêm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bảng tổng hợp theo Thông tư 27 cuối năm học 2024 2025? Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp theo Thông tư 27?
- Quyết định 1524/QĐ-BTC 2025 điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025 như thế nào?
- Thông tin tuyển sinh hệ chính quy trường Đại học Kinh tế UEB ĐHQG Hà Nội năm 2025 chính thức?
- Nghị quyết 116/NQ-CP 2025 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế và chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ra sao?
- Tối thiểu bao lâu trước khi hết thời hạn hợp đồng dầu khí thì nhà thầu được đề xuất kế hoạch đầu tư bổ sung?