Danh mục hàng hóa nguy hiểm mới nhất gồm những gì? Muốn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì xin cấp giấy phép tại cơ quan nào?
Danh mục hàng hóa nguy hiểm mới nhất?
Căn cứ theo Phụ lục I Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về danh mục hàng hóa nguy hiểm như sau:
Danh mục hàng hóa nguy hiểm chi tiết xem thêm: Tại đây.
Các nhóm hàng hóa nguy hiểm được phân chia như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 42/2020/NĐ-CP như sau:
Phân loại hàng hóa nguy hiểm
1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí.
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
Loại 4.
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5.
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
Loại 6.
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
2. Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.
Như vậy, các nhóm hàng hóa nguy hiểm được phân chia như sau:
Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí.
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
Loại 4.
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5.
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
Loại 6.
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
Hàng hóa nguy hiểm (Hình từ Internet)
Muốn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì xin cấp giấy phép tại cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 42/2020/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ thực vật).
2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật.
4. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.
5. Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
6. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này:
a) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
b) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
c) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
d) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;
đ) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm.
Theo đó, tùy vào từng loại hàng hóa nguy hiểm được xếp khác nhau thì sẽ có cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khác nhau, cụ thể:
- Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 (trừ hóa chất bảo vệ thực vật).
- Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 8.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật.
- Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm.
- Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này:
+ Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
+ Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
+ Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
+ Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;
+ Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?