Đánh giá tác động của chính sách là gì? Tải Mẫu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới nhất?
- Đánh giá tác động của chính sách là gì?
- Mẫu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới nhất?
- Tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được đánh giá gồm những gì?
- Nội dung của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng như thế nào?
Đánh giá tác động của chính sách là gì?
Đánh giá tác động của chính sách được giải thích theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo tác động của chính sách đang được xây dựng đối với các nhóm đối tượng khác nhau nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện chính sách.
Đánh giá tác động của chính sách là gì? (Hình từ Internet)
Mẫu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP, điểm đ khoản 2 Điều 2 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định như sau:
>> Tải Mẫu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại đây.
Tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được đánh giá gồm những gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 3 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định tác động của chính sách được đánh giá như sau:
Đánh giá tác động của chính sách
Tác động của chính sách được đánh giá gồm:
1. Tác động về kinh tế được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích đối với một hoặc một số nội dung về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, môi trường đầu tư và kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, cơ cấu phát triển kinh tế của quốc gia hoặc địa phương, chi tiêu công, đầu tư công và các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế;
2. Tác động về xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức khỏe, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội, chính sách dân tộc (nếu có) và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội.
3. Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.
4. Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách;
5. Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; khả năng thi hành và tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được đánh giá gồm:
- Tác động về kinh tế được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích đối với một hoặc một số nội dung về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, môi trường đầu tư và kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, cơ cấu phát triển kinh tế của quốc gia hoặc địa phương, chi tiêu công, đầu tư công và các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế;
- Tác động về xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức khỏe, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội, chính sách dân tộc (nếu có) và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội.
- Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.
- Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách;
- Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; khả năng thi hành và tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nội dung của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng như thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định cụ thể:
- Xác định các vấn đề cần giải quyết, nguyên nhân của từng vấn đề.
- Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể cần đạt được khi giải quyết các vấn đề.
- Xác định định hướng, giải pháp để giải quyết từng vấn đề.
- Xác định đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, nhóm đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện chính sách.
- Xác định thẩm quyền ban hành chính sách để giải quyết vấn đề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?