Đánh giá đặc tính chịu hạn giống ngô bằng phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát được quy định như thế nào?
Thực hiện khảo nghiệm có kiểm soát đánh giá đặc tính chịu hạn giống ngô tối thiểu bao nhiêu vụ?
Khảo nghiệm có kiểm soát (Control test) là khảo nghiệm giống ngô trong môi trường nhân tạo để giống ngô thể hiện đầy đủ đặc tính chống chịu sinh vật gây hại, điều kiện bất thuận theo tiết 3.1.3 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-2:2021 định nghĩa.
Căn cứ theo tiết 5.4.1 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-2:2021 quy định về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:
Yêu cầu về khảo nghiệm
...
5 Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
5.4.1 Yêu cầu chung
Thực hiện tối thiểu 1 vụ, đồng thời hoặc sau 1 vụ với khảo nghiệm diện hẹp đối với bệnh khô vằn.
Giống khảo nghiệm được đánh giá với nguồn bệnh khô vằn thu thập tại vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.
Khối lượng hạt giống gửi khảo nghiệm tối thiểu là 0,3 kg/giống cho mỗi vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.
Chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm theo quy định tại 5.2.3.
Khảo nghiệm có kiểm soát đặc tính chịu hạn thực hiện tối thiểu 1 vụ đồng thời với khảo nghiệm diện hẹp.
...
Theo quy định trên, khảo nghiệm có kiểm soát đặc tính chịu hạn thực hiện tối thiểu 1 vụ đồng thời với khảo nghiệm diện hẹp.
Đánh giá đặc tính chịu hạn giống ngô bằng phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát (Hình từ Internet)
Thí nghiệm có kiểm soát đánh giá đặc tính chịu hạn giống ngô được bố trí như thế nào?
Căn cứ theo tiết 5.4.3 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-2:2021 quy định về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:
Yêu cầu về khảo nghiệm
...
5 Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
...
5.4.3 Đánh giá đặc tính chịu hạn
5.4.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện hạn có kiểm soát (nhà lưới hoặc ngoài đồng ruộng có mái che), theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại; khoảng cách giữa các lần nhắc lại 1m. Các giống khảo nghiệm và giống đối chứng được gieo liên tiếp nhau, mỗi giống gieo 4 hàng, mỗi hàng dài 4 m; mật độ khoảng cách: hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 20 cm; diện tích ô 11,2 m2 (4 m x 2,8 m). Xung quanh thí nghiệm phải có băng bảo vệ, chiều rộng băng băng bảo vệ trồng ít nhất 2 hàng ngô; mật độ, khoảng cách như trong thí nghiệm.
Điều khiển chế độ tưới nước, tưới một cách chủ động theo yêu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, ở công thức gây hạn, dừng tưới ngay sau giai đoạn ngô có từ 5 lá thật đến 6 lá thật cho đến thời điểm hạn tối đa (sau trổ 2 tuần, để đảm bảo cây ngô bị hạn). Chi tiết được trình bày tại Bảng 7.
Theo đó, thí nghiệm đánh giá đặc tính chịu hạn giống ngô được bố trí trong điều kiện hạn có kiểm soát (nhà lưới hoặc ngoài đồng ruộng có mái che), theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại; khoảng cách giữa các lần nhắc lại 1m.
Các giống khảo nghiệm và giống đối chứng được gieo liên tiếp nhau, mỗi giống gieo 4 hàng, mỗi hàng dài 4 m; mật độ khoảng cách: hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 20 cm; diện tích ô 11,2 m2 (4 m x 2,8 m).
Xung quanh thí nghiệm phải có băng bảo vệ, chiều rộng băng băng bảo vệ trồng ít nhất 2 hàng ngô; mật độ, khoảng cách như trong thí nghiệm.
Điều khiển chế độ tưới nước, tưới một cách chủ động theo yêu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, ở công thức gây hạn, dừng tưới ngay sau giai đoạn ngô có từ 5 lá thật đến 6 lá thật cho đến thời điểm hạn tối đa (sau trổ 2 tuần, để đảm bảo cây ngô bị hạn). Chi tiết được trình bày tại Bảng 7 nêu trên.
Đánh giá đặc tính chịu hạn giống ngô bằng phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiết 5.4.3 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-2:2021 quy định về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:
Yêu cầu về khảo nghiệm
...
5 Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
...
5.4.3 Đánh giá đặc tính chịu hạn
...
5.4.3.2 Phương pháp đánh giá
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu hạn của cây ngô ở giai đoạn trổ cờ đến vào hạt, được đánh giá ở cà 2 điều kiện tưới đủ và gây hạn nhân tạo, bao gồm:
a) Ngày tung phấn: xác định từ ngày gieo đến 50 % số cây tung phấn ở mỗi công thức (ngày).
b) Ngày phun râu: xác định từ ngày gieo đến 50 % số cây phun râu ở mỗi công thức (ngày).
c) Chênh lệch thời gian giữa từ gieo đến tung phấn và từ gieo đến phun râu (ngày).
d) Chín sinh lý: từ ngày gieo đến khi xuất hiện điểm đen chân hạt (ngày).
e) Chiều cao cây: được đo đếm trước khi thu hoạch. Chiều cao cây được đo từ gốc sát mặt đất đến hết bông cờ (cm).
f) Chiều cao đóng bắp: được đo đếm trước khi thu hoạch. Chiều cao đóng bắp được đo từ gốc sát mặt đất đến đốt đóng bắp hữu hiệu trên cùng (cm).
g) Độ bền bộ lá: đánh giá ở thời kỳ kết hạt theo thang điểm quy định tại Bảng 8. Điểm nhỏ (thấp) cho biết về khả năng chống chịu. Điểm cao thể hiện khả năng chống chịu kém hoặc coi là mẫn cảm.
Như vậy, các chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu hạn của cây ngô ở giai đoạn trổ cờ đến vào hạt, được đánh giá ở cà 2 điều kiện tưới đủ và gây hạn nhân tạo.
Lưu ý, những quy định trên không áp dụng cho các giống ngô rau và ngô nổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?