Đánh cháu gái gây thương tích có thể là bạo lực gia đình không? Đánh gây thương tích bao nhiêu thì truy cứu trách nhiệm hình sự? Và có bị xử phạt hành chính không?

Tôi tên Minh Thủy. Tôi muốn biết pháp luật quy định như thế nào về việc đánh đập con nhỏ gây thương tích? Tôi sống cùng chồng và một đứa con gái, năm nay cháu được 6 tuổi. Vì 2 vợ chồng tôi đi làm về muộn không thể đón cháu được, nên tôi có nhờ anh trai tôi trông giúp. Một hôm tình cờ, tôi thấy con mình người nhiều vết bầm tím rất rõ. Sau nhiều lần hỏi gặng thì cháu mới nói bị anh trai tôi đánh đập thường xuyên. Khi đi giám định sức khỏe thì con tôi bị đánh thương tích 7%. Tôi đã rất tức giận và đã gặp anh tôi để nói chuyện, nhưng anh tôi bảo vì cháu không vâng lời nên có đánh nhẹ cháu vài lần. Vì vậy, tôi muốn nhờ đến công ty giúp tôi với hành vi trên có được coi là hành vi bạo lực gia đình không? Nếu có, bị đánh gây thương tích bao nhiêu thì truy cứu trách nhiệm hình sự? Xử phạt hành chính như thế nào? Công ty tư vấn giúp tôi. Tôi xin cám ơn!

Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định như sau:

Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
...

Bên cạnh đó, tại khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có định nghĩa thành viên gia đình như sau:

Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.”

Với trường của con chị thì cháu bị bác ruột đánh đập để lại nhiều vết bầm tím rõ trên người là hành vi bạo lực gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 và khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 (Hết hiệu lực từ ngày 01/07/2023) hành vi được xem là hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

...

Đánh đập gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

 Đánh đập gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Đánh đập gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân."

Hoặc theo quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự 2015, tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình như sau:

- Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

+ Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Đối chiếu theo các Điều trên, việc anh trai của chị đánh đập gây thương tích 7% cho con gái chị Thủy thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với 2 trường hợp sau đây:

- Thứ nhất, tội cố ý gây thương tích dưới 11% với người dưới 16 tuổi thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Thứ hai, thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần, đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể đến cháu thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi bạo lực gia đình là bao nhiêu?

Theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;

+ Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

Như vậy, anh trai của chị có thể bị phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng khi đánh đập gây thương tích cho con gái của chị và đối với biện pháp khắc phục hậu quả ở đây là anh trai của chị buộc xin lỗi con gái chị và ngoài ra phải chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh đối với hành vi trên.

Trách nhiệm hình sự
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu quyết định sửa đổi bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính mới nhất?
Pháp luật
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là bao lâu?
Pháp luật
Hành vi đánh vợ có bị xử phạt cảnh cáo không? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm những hình thức gì?
Pháp luật
Xử phạt vi phạm hành chính dựa trên nguyên tắc nào? Chủ xe có thể đi nộp phạt giúp người vi phạm giao thông không?
Pháp luật
Quan hệ cùng huyết thống thì có phạm tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự không?
Pháp luật
Xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với trường hợp khai thác cát, sỏi ảnh hưởng đến việc lưu thông của dòng chảy?
Pháp luật
Nhân viên nhà máy xi măng vi phạm quy định về an toàn lao động làm 7 người chết bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án cao nhất bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Hành vi đăng tải những tin đồn thất thiệt xúc phạm uy tín và danh dự người khác trên facebook có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Người chưa đủ 18 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi phạm tội mà mình gây ra không?
Pháp luật
Người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y thì bị phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trách nhiệm hình sự
1,636 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trách nhiệm hình sự Xử phạt vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: