Đảng viên qua đời thì việc giải quyết khiếu nại vẫn tiếp tục thực hiện đúng không? Việc giải quyết khiếu nại đảng viên thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của ai?
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với đảng viên cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 23 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng như sau:
"Điều 23. Nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, không xem xét, giải quyết khiếu nại. Không khiếu nại vượt cấp khi chưa giải quyết xong. Không gửi đơn khiếu nại đến nhiều cấp, đến các tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền giải quyết. Không khiếu nại hộ.
2. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật. Khi tổ chức đảng cấp trên tiến hành giải quyết khiếu nại, các tổ chức đảng cấp dưới phải nghiêm túc xem xét lại quyết định của mình và chấp hành nghiêm quyết định giải quyết khiếu nại của tổ chức đảng cấp trên.
3. Tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên khiếu nại phối hợp với ủy ban kiểm tra, ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy để giải quyết khiếu nại; giáo dục và tạo điều kiện để người khiếu nại thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ủy ban kiểm tra, ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy; chấp hành nghiêm yêu cầu, kết luận hoặc quyết định giải quyết khiếu nại của ủy ban kiểm tra, ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy cấp trên."
Đảng viên qua đời thì việc giải quyết khiếu nại vẫn tiếp tục thực hiện đúng không? Việc giải quyết khiếu nại đảng viên thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của ai?
Đảng viên qua đời thì việc giải quyết khiếu nại vẫn tiếp tục thực hiện không?
Theo khoản 2 Điều 24 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về phạm vi, đối tượng giải quyết khiếu nại như sau:
"Điều 24. Phạm vi, đối tượng giải quyết khiếu nại
1. Giải quyết khiếu nại về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật trong quyết định kỷ luật và về nguyên tắc, thủ tục, quy trình, thẩm quyền thi hành kỷ luật mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại. Trong quá trình giải quyết, nếu phát hiện đảng viên khiếu nại có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn tố cáo thì cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, quyết định.
2. Đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại chưa được giải quyết hoặc đang giải quyết đã qua đời thì tổ chức đảng vẫn xem xét, giải quyết; nếu thân nhân (cha, mẹ; vợ hoặc chồng; con; anh, chị, em ruột) đề nghị cho biết kết quả thì thông báo kết quả giải quyết khiếu nại bằng văn bản cho tổ chức đảng nơi cư trú và thân nhân người đó biết.
3. Không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau: Quá thời hạn khiếu nại theo quy định; đang được cấp trên có thẩm quyền giải quyết; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận, quyết định; bị toà án quyết định hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên chưa được toà án có thẩm quyền quyết định hủy bỏ bản án; khiếu nại hộ, khiếu nại khi chưa nhận được quyết định kỷ luật bằng văn bản của tổ chức đảng có thẩm quyền; từ chối nhận quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng."
Theo đó, đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại đang giải quyết đã qua đời thì tổ chức đảng vẫn xem xét, giải quyết.
Trường hợp thân nhân (cha, mẹ; vợ hoặc chồng; con; anh, chị, em ruột) đề nghị cho biết kết quả thì thông báo kết quả giải quyết khiếu nại bằng văn bản cho tổ chức đảng nơi cư trú và thân nhân người đó biết.
Việc giải quyết khiếu nại của đảng viên thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của ai?
Về thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết khiếu nại của đảng viên căn cứ tại Điều 22 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021, cụ thể như sau:
"Điều 22. Thẩm quyền, trách nhiệm
1. Việc giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng được tiến hành từ ủy ban kiểm tra, ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy từ cấp cơ sở trở lên.
2. Ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy là cấp giải quyết khiếu nại kỷ luật lần đầu của tổ chức đảng đối với quyết định kỷ luật của ủy ban kiểm tra cùng cấp.
3. Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức; Ban Bí thư là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với hình thức kỷ luật khai trừ do cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trở xuống quyết định.
4. Đối với các hình thức kỷ luật do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thì Ban Chấp hành Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng, sau khi xem xét, kết luận phải biểu quyết bằng phiếu kín việc quyết định hình thức kỷ luật cụ thể. Việc tính số phiếu biểu quyết để quyết định hình thức kỷ luật thực hiện như quy định tại Khoản 3.1, Điều 15 của Quy định này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?