Dân quân tự vệ cơ động có thuộc đối tượng được xét tặng Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc không?
Dân quân tự vệ cơ động có thuộc đối tượng được xét tặng Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc không?
Đối tượng được xét tặng Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 57/2020/TT-BQP như sau:
Đối tượng, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
a) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” xét tặng cho cá nhân giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, chiến sĩ Dân quân thường trực, Dân quân tự vệ cơ động có thành tích tiêu biểu, xuất sắc, được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục trở lên đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân” và phải có sáng kiến để nâng cao hiệu quả công tác hoặc có công trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã được hội đồng khoa học cấp Bộ nghiệm thu, áp dụng vào thực tiễn hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu mang lại hiệu quả cao, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công nhận.
b) Thời điểm xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được thực hiện liền kề sau năm được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân” lần thứ hai.
2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân”
a) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân” xét tặng cho cá nhân giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, chiến sĩ Dân quân thường trực, Dân quân tự vệ cơ động có thành tích tiêu biểu, xuất sắc, được lựa chọn trong số những cá nhân có 03 lần liên tục trở lên đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và phải có sáng kiến để nâng cao hiệu quả công tác hoặc có công trình, đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu, áp dụng mang lại hiệu quả cao hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu mang lại hiệu quả, được thủ trưởng đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng công nhận.
...
Theo đó, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân giữ các chức vụ:
- Chỉ huy Dân quân tự vệ;
- Chiến sĩ Dân quân thường trực;
- Dân quân tự vệ cơ động.
Để được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” thì những cá nhân trên phải có thành tích tiêu biểu, xuất sắc, được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục trở lên đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân”.
Đồng thời, phải có sáng kiến để nâng cao hiệu quả công tác hoặc có công trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã được hội đồng khoa học cấp Bộ nghiệm thu, áp dụng vào thực tiễn hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu mang lại hiệu quả cao, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công nhận.
Như vậy, dân quân tự vệ cơ động thuộc một trong 3 đối tượng có thể được xét tặng Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
Dân quân tự vệ cơ động có thuộc đối tượng được xét tặng Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc không? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc đối với dân quân tự vệ cơ động là bao nhiêu %?
Tỷ lệ xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 57/2020/TT-BQP như sau:
Tỷ lệ xét tặng danh hiệu thi đua
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”: Không quy định tỷ lệ.
2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân”: Không quy định tỷ lệ.
3. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”: Xét tặng không quá 5% so với tổng số cá nhân giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, chiến sĩ Dân quân thường trực, Dân quân tự vệ cơ động.
4. Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”: Xét tặng không quá 10% so với tổng số cá nhân giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, chiến sĩ Dân quân thường trực, Dân quân tự vệ cơ động.
5. Danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”: Xét tặng không quá 5% so với tổng đầu mối Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức và đơn vị Dân quân thường trực, đơn vị Dân quân tự vệ cơ động.
6. Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”: Xét tặng không quá 10% so với tổng đầu mối Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức và đơn vị Dân quân thường trực, đơn vị Dân quân tự vệ cơ động.
Như vậy, có thể thấy pháp luật không quy định tỷ lệ xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc đối với dân quân tự vệ cơ động.
Danh hiệu thi đua về Dân quân tự vệ đối với cá nhân gồm những danh hiệu nào?
Danh hiệu thi đua về Dân quân tự vệ đối với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 57/2020/TT-BQP như sau:
Danh hiệu thi đua
1. Đối với cá nhân
a) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”;
b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân”;
c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
d) Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.
2. Đối với tập thể
a) Danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”;
b) Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”.
Như vậy, theo quy định, danh hiệu thi đua về Dân quân tự vệ đối với cá nhân gồm có:
(1) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”;
(2) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân”;
(3) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
(4) Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Áp dụng phi hồi tố trong sổ kế toán là gì? Đơn vị kế toán được lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên không?
- Danh sách chức danh lãnh đạo 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 được chỉ định là chức danh nào?
- Quỹ đầu tư phát triển địa phương cơ cấu lại thời hạn trả nợ như thế nào? Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ?
- Trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán cơ quan nào có quyền đối chiếu mẫu chữ ký của tổ chức mở tài khoản?
- Quyền định đoạt là gì? Điều kiện thực hiện quyền định đoạt tài sản là gì? Người không phải là chủ sở hữu tài sản có quyền định đoạt tài sản khi nào?