Dân quân tự vệ bị khởi tố bị can thì có bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ hay không theo quy định pháp luật?
- Tước danh hiệu Dân quân tự vệ có phải là hình thức kỷ luật đối với chiến sĩ Dân quân tự vệ hay không?
- Dân quân tự vệ bị khởi tố bị can thì có bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ hay không theo quy định pháp luật?
- Trưởng công an xã có thẩm quyền tước danh hiệu Dân quân tự vệ hay không?
- Hành vi giả danh dân quân tự vệ có phải là hành vi bị cấm về dân quân tự vệ hay không?
Tước danh hiệu Dân quân tự vệ có phải là hình thức kỷ luật đối với chiến sĩ Dân quân tự vệ hay không?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 75/2020/TT-BQP có quy định về hình thức kỷ luật cụ thể như sau:
Hình thức kỷ luật Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 48 Luật Dân quân tự vệ; cụ thể như sau:
1. Đối với chiến sĩ Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
2. Đối với các chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tước danh hiệu Dân quân tự vệ là một trong các hình thức kỷ luật đối với chiến sĩ Dân quân tự vệ.
Dân quân tự vệ bị khởi tố bị can thì có bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ hay không theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Dân quân tự vệ bị khởi tố bị can thì có bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ hay không theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Thông tư 75/2020/TT-BQP có quy định về vi phạm các hành vi khác bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm khác
Vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ:
1. Cố ý làm hỏng vũ khí vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Bị khởi tố bị can.
3. Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Sử dụng trái phép chất ma túy.
5. Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
6. Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì dân quân tự vệ bị khởi tố bị can thuộc một trong các trường hợp bị tước danh hiệu dân quân tự vệ.
Ngoài các trường hợp bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ theo quy định nêu trên, dân quân tự vệ có hành vi chống mệnh lệnh quy định tại Điều 11 Thông tư 75/2020/TT-BQP, hành vi làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên quy định tại Điều 14 Thông tư 75/2020/TT-BQP, ... cũng có thể bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
Trưởng công an xã có thẩm quyền tước danh hiệu Dân quân tự vệ hay không?
Theo quy định tại Điều 35 Thông tư 75/2020/TT-BQP có quy định thẩm quyền xử lý kỷ luật cụ thể như sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật
...
4. Tiểu đoàn trưởng, hải đoàn trưởng Dân quân tự vệ:
a) Khiển trách đến đại đội trưởng, hải đội trưởng, chính trị viên đại đội, chính trị viên hải đội;
b) Cảnh cáo đến trung đội trưởng.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức: Kỷ luật đến tước danh hiệu Dân quân tự vệ theo đề nghị của chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc thôn đội trưởng nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc thôn đội trưởng nơi không có đơn vị hành chính cấp xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
Do đó, trưởng công an xã không có thẩm quyền tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
Hành vi giả danh dân quân tự vệ có phải là hành vi bị cấm về dân quân tự vệ hay không?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ cụ thể như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ
1. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức, huấn luyện, điều động, sử dụng Dân quân tự vệ trái pháp luật.
2. Trốn tránh, chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
3. Giả danh Dân quân tự vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Sản xuất, vận chuyển, mua bán, thu gom, tàng trữ, sử dụng, chiếm giữ trái pháp luật vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, trang phục, sao mũ, phù hiệu, tài sản của Dân quân tự vệ.
6. Phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ.
Như vậy, hành vi giả danh dân quân tự vệ là hành vi bị cấm về dân quân tự vệ theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?