Đại lễ Phật đản phật lịch 2569 ngày 10 5 diễn ra như thế nào? Lộ trình diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản ngày 10 5?
Đại lễ Phật đản phật lịch 2569 ngày 10 5 diễn ra như thế nào? Lộ trình diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản ngày 10 5?
Theo Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 Kế hoạch Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 PL.2569 TẢI VỀ thì ngày 13/4 Ất Tỵ (10/5/2025) sẽ diễn ra điễu hành xe hoa. Cụ thể:
- Lúc 16 giờ: Tất cả xe hoa tập kết cập lề đường Lê Hồng Phong nối dài (khu vực trước cổng Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM) đến đường Hoàng Duy Khương và Cao Thắng (nối dài).
- Lúc 19 giờ: Diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569.
=> Lộ trình: (Việt Nam Quốc Tự) đường 3/2 - Sư Vạn Hạnh - An Dương Vương - Nguyễn Văn Cừ - Trần Hưng Đạo - Lê Lai - Phạm Hồng Thái - CMT8 (Bồ-tát Thích Quảng Đức) - Lý Thường Kiệt - Lạc Long Quân - Âu Cơ - Lê Đại Hành - đường 3/2 (cổng chính Việt Nam Quốc Tự).
Đại lễ Phật đản phật lịch 2569 ngày 10 5 diễn ra như thế nào? Lộ trình diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản ngày 10 5? Đại lễ Phật đản phật lịch 2569 có ý nghĩa gì? (Hình từ Internet)
Đại lễ Phật đản phật lịch 2569 có ý nghĩa gì? Lễ Phật đản có phải ngày lễ lớn trong năm?
Đại lễ Phật đản phật lịch 2569 có ý nghĩa gì, theo Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 Kế hoạch Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 PL.2569 TẢI VỀ thì Đại lễ Phật đản phật lịch 2569 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức quy mô, trang nghiêm, trọng thể nhằm tôn vinh ngày đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như một thông điệp hòa bình của Phật giáo, góp phần chuyển hóa nhận thức của chúng sanh hướng đến giải thoát khổ đau trong thực tại.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP về các ngày lễ lớn trong nước như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Lễ Phật đản không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.
Đốt vàng mã vào ngày Đại lễ Phật đản không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP) có quy định:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hành vi đốt vàng không đúng nơi quy định khi tổ chức lễ hội có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Vụ Quản lý quy hoạch là đơn vị thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Mẫu biên bản vụ việc phổ biến? Tòa án có được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì chưa có luật áp dụng không?
- Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Y tế có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bảo trợ xã hội về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán?
- Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình là mẫu nào? Tải Mẫu Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình?
- IELTS bao nhiêu thì được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh theo Thông tư 24? Trường hợp được miễn thi tất cả các môn?