Chùa Pháp Hoa thả Hoa Đăng mừng Lễ Phật Đản thời gian nào? Thả đèn Hoa Đăng mang ý nghĩa thế nào?
Chùa Pháp Hoa thả Hoa Đăng mừng Lễ Phật Đản thời gian nào? Thả đèn Hoa Đăng mang ý nghĩa thế nào?
Chùa Pháp Hoa là nơi tổ chức rất nhiều lễ hội liên quan đến Phật giáo. Lễ Phật Đản là một trong những đặc trưng, sự kiện lớn nhất của Chùa Pháp Hoa.
Theo thông tin từ lịch hoạt động của di tích lịch sử cấp thành phố Chùa Pháp Hoa, năm nay, lễ thả Hoa Đăng dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 12 tháng 4 âm lịch tức ngày 9 tháng 5 năm 2025 dương lịch vào lúc 17 giờ 30 phút tại Chùa Pháp Hoa.
Theo đó, Chùa Pháp Hoa tổ chức lễ thả Hoa Đăng mừng Đại lễ Phật Đản 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 12 4 âm lịch rơi vào thứ 6 ngày 9 5 2025 dương lịch.
Ý nghĩa của việc thả Hoa Đăng dưới nước đó chính là đề cao sự thông tuệ. Ánh sáng phát ra từ ngọn đèn vào đêm tối như ánh sáng của Phật A Di Đà, soi đường chỉ lối, chiếu rọi nhân gian, đưa con người đi đến con đường thanh tịnh.
Ngoài ra, Hoa đăng là một loại đèn mang ý nghĩa của sự may mắn, bình an.
>>> Xem thêm Diễu hành xe hoa mừng Lễ Phật Đản tại Chùa Hoằng Pháp ngày mấy? Xuất phát theo lộ trình thế nào?
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Chùa Pháp Hoa thả Hoa Đăng mừng Lễ Phật Đản thời gian nào? Thả đèn Hoa Đăng mang ý nghĩa thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức Lễ Phật Đản phải tuân theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:
(1) Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
(2) Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
(3) Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
(4) Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
(5) Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
(6) Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
(7) Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Như vậy, việc tổ chức Lễ Phật Đản tuân theo các nguyên tắc tổ chức lễ hội nêu trên theo quy định pháp luật.
Người lao động có được nghỉ làm vào Đại lễ Phật Đản không?
Đại lễ Phật Đản diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hằng năm.
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, ngày Đại lễ Phật Đản không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương theo quy định.
Trong trường hợp nếu ngày Đại lễ Phật Đản trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ làm. Tuy nhiên, người lao động cũng có thể chủ động xin nghỉ phép theo diện phép năm hoặc nghỉ không lương vào ngày Đại lễ Phật đản.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Danh sách khách mời các nước Duyệt binh Nga 9 5 bao nhiêu nước? Chi tiết Danh sách khách mời các nước Duyệt binh Nga 9 5 2025?
- Lễ Phật Đản khi nào kết thúc? Lịch tổ chức Lễ Phật Đản tại một số ngôi chùa tại TP. Hồ Chí Minh?
- Ngày lễ Phật đản 2025 là ngày nào chính thức? Lễ Phật đản 2025 là ngày nào âm lịch? Lễ Phật đản 2025 Phật lịch bao nhiêu?
- Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước hiện nay là gì? Có được tự mình ứng cử chức danh Chủ tịch nước không?
- Lịch trình Concert Memory Sóng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 kỷ niệm 70 năm Giải phóng thành phố Hải Phòng?