Đại hội Thi đua Quyết thắng trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức bao lâu một lần? Đại hội Thi đua có những nội dung nào?
Đại hội Thi đua Quyết thắng trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức bao lâu một lần?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:
Phạm vi, thời gian tổ chức đại hội
1. Đại hội Thi đua Quyết thắng được tổ chức từ cấp trung đoàn và tương đương đến cấp toàn quân.
2. Đại hội Thi đua Quyết thắng tổ chức định kỳ 05 năm một lần.
Như vậy, Đại hội Thi đua Quyết thắng trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức định kỳ 05 năm một lần.
Đại hội Thi đua Quyết thắng trong Quân đội nhân dân Việt Nam (Hình từ Internet)
Nội dung của Đại hội Thi đua Quyết thắng trong Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:
Nội dung đại hội
1. Tổng kết, đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng 5 năm trước, nguyên nhân mạnh, yếu, rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua Quyết thắng và công tác thi đua, khen thưởng ở từng cấp và toàn quân.
2. Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng 5 năm tiếp theo; chú trọng những giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng của cơ quan, đơn vị.
3. Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua Quyết thắng; tuyên truyền, cổ vũ, động viên mọi tổ chức, cá nhân học tập, noi gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt.
Như vậy, Đại hội Thi đua Quyết thắng trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có những nội dung sau đây:
- Tổng kết, đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng 5 năm trước, nguyên nhân mạnh, yếu, rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua Quyết thắng và công tác thi đua, khen thưởng ở từng cấp và toàn quân.
- Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng 5 năm tiếp theo; chú trọng những giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng của cơ quan, đơn vị.
- Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua Quyết thắng; tuyên truyền, cổ vũ, động viên mọi tổ chức, cá nhân học tập, noi gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt.
Quân đội nhân dân Việt Nam có các danh hiệu thi đua nào trong phong trào Thi đua Quyết thắng?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy định về danh hiệu thi đua như sau:
Danh hiệu thi đua
Danh hiệu thi đua đối với cá nhân, tập thể thực hiện theo quy định tại Điều 20 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003. Cụ thể như sau:
1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm:
a) “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”;
b) “Chiến sĩ thi đua toàn quân”;
c) “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
d) “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến”.
2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:
a) “Cờ thi đua của Chính phủ”;
b) “Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng”;
c) Cờ thi đua của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
d) “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc”;
đ) “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”.
3. Ngoài các danh hiệu thi đua quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, các cơ quan, đơn vị, các ngành, các tổ chức quần chúng được đề xuất các hình thức tôn vinh khác, nhưng phải báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, các danh hiệu thi đua trong phong trào Thi đua Quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có:
- Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm:
+ “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”;
+ “Chiến sĩ thi đua toàn quân”;
+ “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
+ “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến”.
- Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:
+ “Cờ thi đua của Chính phủ”;
+ “Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng”;
+ Cờ thi đua của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
+ “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc”;
+ “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”.
Ngoài các danh hiệu thi đua nêu trên thì các cơ quan, đơn vị, các ngành, các tổ chức quần chúng được đề xuất các hình thức tôn vinh khác, nhưng phải báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?