Cướp vàng giả thì cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Được xếp vào loại tội phạm nào?

Tôi có thắc mắc sau, nếu một người sử dụng dao đe dọa để cướp trang sức vàng của người khác mà trang sức này là vàng giả thì trong trường hợp này người có hành vi cướp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Câu hỏi của anh T.C từ Nghệ An.

Vàng giả có được xem là tài sản hay không?

Vàng giả là loại vàng được làm bằng kim loại nặng chứ không phải vàng nguyên chất, sau đó được phủ một lớp vàng thật rất tinh vi bên ngoài.

Thông thường, trên bề mặt vàng giả sẽ có những vết nhỏ li ti, không hoàn toàn bằng phẳng mà có chút lồi lõm, hoa văn sẽ thường có dấu hiệu không đều màu vì thường những loại vàng giả này đã bị pha thêm chì hoặc đồng nên có hiện tượng này.

Định nghĩa về tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Theo quy định thì tài sản sẽ bao gồm cả tiền, giấy có giá, bất động sản và động sản. Pháp luật không quy định về việc tài sản phải là hàng thật hay hàng giả nên vàng giả cũng có thể được xem là một loại tài sản.

Cướp vàng giả thì cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Được xêp vào loại tội phạm nào?

Cướp vàng giả thì cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Được xêp vào loại tội phạm nào? (Hình từ Internet)

Cướp vàng giả thì cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Để trả lời cho câu hỏi cướp vàng giả thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì cần căn cứ vào Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:

Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy có thể hiểu người nào có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản, không phụ thuộc vào giá trị của tài sản là bao nhiêu, tài sản có giá trị hay không có giá trị.

Do đó, đối với hành vi cướp vàng giả của cá nhân vẫn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh cướp tài sản.

Người có hành vi cướp vàng giả sẽ được xếp vào loại tội phạm nào?

Việc phân loại tội phạm được quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Để phân loại tội phạm trong trường hợp này cần căn cứ vào tình huống thực tế.

Trường hợp người cướp vàng giả chỉ dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 thì khi đó người này sẽ được phân vào nhóm tội phạm rất nghiêm trọng.

Trường hợp việc cướp vàng giả mà còn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ tăng lên và sẽ được phân vào từng loại tội phạm tương ứng.

Tội cướp tài sản Tải về quy định liên quan đến Tội cướp tài sản:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời hạn điều tra đối với tội cướp tài sản, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cướp giật tài sản là bao lâu?
Pháp luật
Hai người cùng cấu kết, dàn cảnh để thực hiện hành vi cướp tài sản của người khác thì có được gọi là phạm tội có tổ chức không?
Pháp luật
Thiếu niên 17 tuổi cướp tiệm vàng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Phạm tội lần đầu có được giảm nhẹ hình phạt?
Pháp luật
Cướp vàng giả thì cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Được xếp vào loại tội phạm nào?
Pháp luật
Tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Pháp luật hình sự về tội cướp tài sản và giết người? 14 tuổi phạm tội cướp tài sản, giết người thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Cướp ngân hàng bị phạt tù bao nhiêu năm? Chỉ mới chuẩn bị để thực hiện cướp ngân hàng thì có bị phạt tù hay không?
Pháp luật
Án lệ số 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội Cướp tài sản có những nội dung như thế nào?
Pháp luật
Dùng mã tấu đe dọa nhân viên để cướp 5 hộp bánh Trung thu và 2 lồng đèn thì có bị phạt tù không?
Pháp luật
Phạm tội cướp tài sản chưa đạt có bị áp dụng hình phạt tử hình hay không? Phạm tội cướp tài sản có được tha tù trước thời hạn không?
Pháp luật
Người dưới 13 tuổi phạm tội cướp tài sản bị xử lý như thế nào? Đối tượng nào áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội cướp tài sản
1,240 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội cướp tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội cướp tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào