Cục Lễ tân Nhà nước là Cục loại mấy? Cục Lễ tân Nhà nước là tổ chức chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác lễ tân đối ngoại đúng không?
Cục Lễ tân Nhà nước là Cục loại mấy?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 109/2008/QĐ-TTg, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Lễ tân Nhà nước là tổ chức trực thuộc Bộ Ngoại giao, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác lễ tân đối ngoại.
2. Cục Lễ tân Nhà nước là Cục loại I, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật, trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Lễ tân Nhà nước là Cục loại I, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật, trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Cục Lễ tân Nhà nước (Hình từ Internet)
Cục Lễ tân Nhà nước là tổ chức chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác lễ tân đối ngoại đúng không?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 2 Quyết định 109/2008/QĐ-TTg, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong việc nghiên cứu, đề xuất, xây dựng để Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về công tác lễ tân đối ngoại:
a) Nghiên cứu quy định, tập quán lễ tân Việt Nam và lễ tân quốc tế;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác lễ tân đối ngoại.
c) Chủ trì xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về nghi lễ đối ngoại trong công tác đón tiếp khách nước ngoài;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định, chế độ ưu đãi, miễn trừ dành cho các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan đại diện thuộc Liên hiệp quốc, Tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam và thành viên của các Cơ quan đại diện này;
đ) Chủ trì xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về thư tín trong giao dịch đối ngoại.
2. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác lễ tân đối ngoại.
3. Đề xuất để Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tham mưu cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ trong công tác lễ tân đối ngoại:
a) Chủ trương, kế hoạch, biện pháp nâng cao và cải tiến công tác lễ tân đối ngoại phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và tập quán quốc tế;
b) Nghi lễ trong công tác đón tiếp khách nước ngoài và tổ chức các sự kiện quan trọng tại Việt Nam hoặc do Việt Nam tổ chức ở nước ngoài.
4. Tổ chức thực hiện công tác lễ tân đối ngoại:
a) Chủ trì về lễ tân, hậu cần đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài, tổ chức quốc tế thăm, làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và khách mời của Lãnh đạo Đảng và Quốc hội khi có yêu cầu;
b) Chủ trì về lễ tân, hậu cần cho các đoàn Lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, Chính phủ đi thăm, làm việc hoặc tham dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài và các đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội đi thăm, làm việc hoặc tham dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài khi có yêu cầu;
c) Chủ trì về lễ tân trong việc tổ chức các hội nghị cấp cao quốc tế do Nhà nước Việt Nam đăng cai tổ chức tại Việt Nam;
d) Chủ trì về lễ tân cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội dự các hoạt động lễ tân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan đại diện thuộc Liên hợp quốc và Tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam mời;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cho Người đứng đầu các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan đại diện thuộc Liên hợp quốc và Tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam tham dự các hoạt động do Nhà nước, Chính phủ Việt Nam mời;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện quy trình chấp thuận, trả lời chấp thuận, đón tiếp, tổ chức lễ trình Quốc thư và tổ chức cho các Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ngoài chào lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, tổ chức cho tập thể Đoàn Ngoại giao đi thăm các địa phương của Việt Nam;
g) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi, miễn trừ dành cho các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan đại diện thuộc Liên hợp quốc và Tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và thông lệ quốc tế;
h) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao thực hiện các thủ tục lễ tân đối ngoại đối với việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại diện, Đại diện thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài tại Liên hợp quốc và các Tổ chức quốc tế liên chính phủ;
i) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thông báo các quyết định của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến công tác lễ tân đối ngoại cho các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan đại diện thuộc Liên hợp quốc và Tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam;
k) Hướng dẫn, quản lý và phối hợp với các cơ quan chức năng bảo đảm chế độ ưu đãi, miễn trừ các nước dành cho các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và tại các Tổ chức quốc tế liên chính phủ phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế;
l) Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các sự kiện quan trọng của Việt Nam có mời khách cấp cao quốc tế, Đoàn Ngoại giao tham dự.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Lễ tân Nhà nước là tổ chức chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác lễ tân đối ngoại.
Cục Lễ tân Nhà nước có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 109/2008/QĐ-TTg, có quy định về lãnh đạo Cục như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Lễ tân Nhà nước có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về toàn bộ hoạt động của Cục Lễ tân Nhà nước.
3. Các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Lễ tân Nhà nước có tối đa 04 Phó Cục trưởng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?